Theo Ngành Nghề Truyền Thông Bẩn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Để Ngăn Chặn2024.06.10

Truyền thông bẩn là gì? Đâu là dấu hiệu để nhận biết truyền thông bẩn? Làm thế nào để ngăn chặn truyền thông bẩn?

1. Truyền thông bẩn là gì?

Truyền thông bẩn có thể được hiểu là một hành vi truyền thông sai sự thật, gây tranh cãi trong xã hội, để hủy hoại danh tiếng của người khác hoặc để nổi tiếng một cách nhanh chóng. Ví dụ về truyền thông bẩn như sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác sau đó cắt ghép tạo nội dung “câu view” đăng tải trên mạng xã hội nhằm thu hút sự quan tâm của người. Trong thời kỳ đại dịch Covid 19, nhiều đối tượng vì muốn nổi tiếng đã bất chấp câu view bằng việc tạo ra những thông tin sai lệch, gây hoang mang và ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều người. Truyền thông bẩn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, trong showbiz, trên mạng xã hội, v.v. Truyền thông bẩn tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thuật ngữ này được gọi là “smear campaign” hoặc “dirty marketing tricks”.

2. Dấu hiệu nhận biết truyền thông bẩn là gì?

Truyền thông bẩn được “ngụy trang” hết sức tinh vi nhằm đánh lừa những người tiếp nhận chúng. Dưới đây là một vài dấu hiệu để nhận biết truyền thông bẩn bạn có thể phòng tránh:
  • Clickbait quá đà, nội dung và tiêu đề không liên quan.
  • Thông tin đưa ra không có dẫn chứng rõ ràng, không có nguồn gốc uy tín.
  • Nội dung truyền thông tập trung công kích, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của một người khác, thay vì tập trung vào các vấn đề hiện tại.
  • Sử dụng ngôn ngữ thù địch, kích động, gây chia rẽ mạnh mẽ.
  • Thông tin được đưa ra mà không có bối cảnh đầy đủ, khiến người đọc hiểu sai hoặc không nhận thức được toàn bộ sự việc.
Truyền thông bẩn là gì
Truyền thông bẩn có thể thu hút sự chú ý nhưng không đem lại lợi ích lâu dài.

3. Tác hại của truyền thông bẩn

Truyền thông bẩn là một vấn đề nhức nhối hiện nay và cần nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Dưới đây là một số tác hại của truyền thông bẩn mà bạn cần nắm rõ:
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, danh dự của một tổ chức/cá nhân khác.
  • Gây hoang mang, tác động tiêu cực đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của người tiếp nhận thông tin.
  • Truyền thông bẩn có thể giúp một cá nhân/nhóm người/tổ chức mau chóng trở nên nổi tiếng nhưng theo hướng tiêu cực, nhanh chóng lụi tàng và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân họ.
  • Nguy cơ gây ra mất trật tự xã hội do các thông tin sai lệch được lan truyền rộng rãi.

4. Làm thế nào để ngăn chặn hành vi truyền thông bẩn?

Có thể nói, ảnh hưởng của truyền thông bẩn đến cộng đồng và xã hội là rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp giải quyết thích hợp. Đối với người làm truyền thông, cần hiểu rõ tác hại của truyền thông bẩn, làm việc đúng với đạo đức nghề nghiệp. Đối với các cá nhân/tổ chức khác cần nhận thức đầy đủ tác hại của việc lan truyền thông tin sai sự thật, thận trọng trong việc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông khác. Nhằm tăng cường công tác rà soát, xử lý nghiêm khác các trường hợp vi phạm pháp luật trong việc việc lan truyền thông tin xấu, độc hại, sai sự thật, v.v, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu gửi đến các địa phương. Các cơ quan báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu đúng các vụ việc, không lan truyền các thông tin sai lệch, xúc phạm đến uy tín tổ chức, cá nhân, và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.