Tư Duy Mở Là Gì? Một Người Bảo Thủ Có Thể Rèn Luyện Để Cởi Mở Hơn Không?2024.06.13

Tư duy mở là gì? Tại sao tư duy mở lại quan trọng? Làm thế nào để cải thiện tư duy mở?

1. Tư duy mở là gì?

Tư duy mở được hiểu một cách đơn giản hơn là tư duy cầu tiến, sự cởi mở trong suy nghĩ. Tư duy mở liên quan đến việc tiếp thu những thông tin, quan điểm và ý tưởng khác nhau. Đây là một trong những phẩm chất cần có của mỗi người, giúp con người suy nghĩ chín chắn và hợp lý hơn. Tư duy mở cũng có thể liên quan đến việc đặt câu hỏi, tích cực tìm kiếm thông tin để làm sáng tỏ vấn đề và niềm tin của bạn. Ngoài ra, sự cởi mở cũng bao gồm niềm tin rằng, người khác nên được bày tỏ niềm tin và quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không cần phải đồng ý với chúng. Tuy vậy, cởi mở không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, việc tiếp nhận những ý tưởng mới có thể khiến bạn bối rối trước những niềm tin đã có. Do vậy, việc tiếp thu, sửa đổi những niềm tin lỗi thời là một điều hết sức quan trọng. Tư duy mở mang lại cho con người nhiều lợi ích tuyệt vời, chẳng hạn như:
  • Học thêm những kiến thức và trải nghiệm mới, qua đó giúp bản thân phát triển và trở nên tốt hơn.
  • Trở nên thông thái hơn khi luôn tích cực tiếp thu những ý tưởng và kinh nghiệm mới.
  • Giúp chúng ta cảm thấy lạc quan hơn khi đối mặt với những thử thách của cuộc sống và sẵn sàng với tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tư duy mở định hình cảm xúc và giúp bạn trở nên sáng tạo hơn. Một người cởi mở thường tò mò, sáng tạo, nhiều động lực để khám phá thế giới và tương tác với những điều có thể.

2. Dấu hiệu của người có tư duy mở

Người có tư duy mở là người như thế nào? Dưới đây là một vài biểu hiện thường gặp:
  • Tò mò muốn nghe những điều người khác nghĩ
  • Không cảm thấy tức giận khi mình làm sai, thay vào đó, sẵn sàng lắng nghe để cải thiện
  • Đồng cảm với người khác
  • Lắng nghe những gì người khác nói
  • Khiêm tốn với những kiến thức của mình
  • Tôn trọng quyền được phát biểu, đưa ra kiến của người khác

3. Yếu tố ảnh hưởng đến tư duy mở

Tư duy mở có thể được hình thành từ các yếu tố bẩm sinh, hoặc được nuôi dưỡng và phát triển qua quá trình rèn luyện.

3.1. Môi trường sống

Môi trường sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng ban đầu của con người. Gia đình và cả những người xung quanh là môi trường quan trọng quyết định tư duy của mỗi người.

3.2. Tính cách

Trong mô hình 5 khía cạnh của tính cách, cởi mở với những trải nghiệm là một yếu tố quan trọng giúp hình thành tính cách con người. Đặc điểm này có nhiều yếu tố liên quan đến tư duy mở, chẳng hạn như cân nhắc những trải nghiệm, kiến thức mới và tự thử thách bản thân.

3.3. Mức độ thông thạo trong một lĩnh vực

Nghiên cứu chỉ ra, người có chuyên môn thường bảo thủ với những kiến thức thuộc lĩnh vực của họ. Khi con người cảm thấy họ biết nhiều hoặc thành thạo kỹ năng hơn người khác, họ dường như ít cởi mở hơn với những ý kiến mới.

3.4. Khả năng tiếp nhận những điều không chắc chắn

Mức độ hài lòng của con người khi đối mặt với sự không chắc chắn rất đa dạng. Việc có quá nhiều thứ mơ hồ, không chắc chắn khiến con người cảm thấy không thoải mái, thậm trí căng thẳng. Cố chấp là một hành vi có thể xảy ra để giữ mọi thứ đơn giản và dễ hiểu hơn. Bằng việc từ chối những ý tưởng thay thế, con người có thể tối thiểu ưu hóa sự không chắc chắn và rủi ro từ điều này. Nghiên cứu trước đây chỉ ra, những người có tư duy đóng ít có khả năng chịu đựng những mâu thuẫn nhận thức. Mặc dù có nhiều nghiên cứu gần đây cố gắng thử thách những ý kiến này, và cũng chỉ ra nhu cầu cho việc tiếp thu không thực sự cần thiết với người có tư duy đóng. Ví dụ về người có tư duy đóng có có khả năng tiếp nhận những điều không chắc chắn như:
  • Nhà thiên văn học Giordano Bruno bị hỏa thiêu vì tuyên bố Trái đất tròn, trái với quan niệm của nhà thờ thời bấy giờ.
  • Cha đẻ của vệ sinh tay trong y khoa – Ignaz Semmelweis bị mất chức và bị giới y khoa tẩy chay khi ông đưa ra khuyến nghị các bác sĩ cần vệ sinh tay sau mỗi lần khám nghiệm tử thi.
  • Nikola Tesla đã phát triển hệ thống điện xoay chiều, một phát minh vượt trội hơn hệ thống điện một chiều của Thomas Edison. Tuy nhiên, Edison đã đã từ chối chấp nhận sự ưu việt của AC, bất chấp bằng chứng và hiệu quả rõ ràng.

4. Có thể biến tư duy đóng thành tư duy mở không?

4.1. Vài điều về tư duy đóng

Tư duy đóng có khá nhiều dạng, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến như chủ nghĩa chính thống tôn giáo, bài ngoại, kỳ thị đồng tính và kỳ thị phụ nữ. Nhưng tư duy đóng còn lan rộng hơn nhiều người tưởng. Nó ẩn giấu trong những góc khuất của niềm tin bên trong con người, từ các giá trị văn hóa cho đến những phán xét giữa các cá nhân. Tư duy đóng bắt nguồn từ nỗi sợ: sợ saisợ sự thiếu hiểu biếtsợ thay đổi.

4.2. Cách rèn luyện tư duy mở

Làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển tư duy mở? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
  • Quản lý cảm xúc của bản thân: Đừng tức giận khi ai đó không đồng ý với bạn. Hãy học cách chấp nhận rằng, bạn hoàn toàn có thể sai và hãy lắng nghe quan điểm của người khác một cách thận trọng.
  • Hãy hỏi khi chưa rõ một vấn đề: Kỹ năng đặt câu hỏi là một cách tốt để bạn tiếp thu thêm kiến thức mới. Hãy đưa ra những câu hỏi mở để đối phương có đủ sự linh hoạt để trả lời.
  • Áp dụng quy tắc 2 phút: Ray Dalio gợi ý rằng chúng ta nên người khác tối thiểu 2 phút không bị gián đoạn để giải thích suy nghĩ của họ trước khi chuyển đến bạn. Thời gian này càng dài, càng tốt.
  • Lắng nghe tích cực: Khi bàn luận một vấn đề với ai đó, hãy lắng nghe thật kỹ càng. Đừng phản hồi khi họ chưa nói xong.
  • Cân nhắc thông tin một cách khách quan: Sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để so sánh các quan điểm thay vì chỉ dựa trên quan điểm cá nhân. Bạn cũng có thể đọc sách về tư duy mở để hiểu rõ hơn qua trải nghiệm của các tác giả.