Nên học nhóm ngành kinh tế hay kỹ thuật? Nên học ngành kinh tế nào? Các trường đào tạo ngành kinh tế nào nổi bật tại Việt Nam?
1. Nên học ngành kinh tế hay kỹ thuật?
Đây là một vấn đề được rất nhiều bạn học sinh cấp 3, đặc biệt các bạn cuối cấp lớp 12. Mỗi nhóm ngành sẽ có những đặc điểm phù hợp riêng với từng người. Trong phần dưới đây, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai nhóm ngành này để có quyết định học tập sao cho phù hợp.
1.1. Ngành kinh tế học gì?
Ngành kinh tế là gì? Khối ngành này cung cấp cho người học kiến thức trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, quản lý và tiêu dùng dịch vụ hàng hóa.
Nhóm ngành này có thể được chia ra thành nhiều ngành/chuyên ngành cụ thể, chẳng hạn như: kinh tế, kế toán, kiểm toán, v.v.
1.2. Ngành kỹ thuật học gì?
Khối ngành kỹ thuật đòi hỏi việc ứng dụng kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế xã hội vào việc thiết kế, xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống máy móc, hay nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất.
Tương tự với khối ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật cũng được chia ra nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ thuật máy tính, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật hóa học, v.v.
Ngành kỹ thuật được rất nhiều bạn trẻ theo học hiện nay.
2. Các ngành về kinh tế tiềm năng
Học kinh tế nên học ngành nào tiềm năng? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ gợi ý đến bạn 9 nghề nghiệp phổ biến.
2.1. Ngành marketing
Marketing giống như cầu nối đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. Hoạt động này có thể bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ, truyền thông, v.v.
Có thể nói đây, marketing là một ngành học kinh tế được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Mức điểm chuẩn của ngành luôn nằm trong top những ngành có điểm chuẩn cao nhất.
Học marketing ở đâu? Một số trường đào tạo ngành marketing chất lượng có thể kể đến nhu: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, RMIT, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, v.v.
Mức lương trung bình của một chuyên viên marketing 1 năm kinh nghiệm khoảng: 12 triệu đồng/tháng.
2.2. Ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng nghiên cứu, phát triển và quản lý các dịch vụ hậu cần và vận chuyển trong sản xuất, kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất rộng mở, bởi logistics và quản trị chuỗi cung ứng là một trong những hoạt động then chốt của doanh nghiệp, đảm bảo dòng chảy của hàng hóa đến người tiêu dùng được tối ưu nhất.
Mức lương trung bình của một chuyên viên logistics 1 năm kinh nghiệm khoảng: 11.9 triệu đồng/tháng.
Các ngành về kinh tế: logistics có triển vọng phát triển rất lớn.
2.3. Ngành thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một lĩnh vực rất hot hiện nay, bởi vậy nhu cầu nhân sự ngành này đang rất lớn.
Ngành thương mại điện tử trang bị cho người học kiến thức về mô hình kinh doanh thương mại điện tử, nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, cách lập kế hoạch và chiến lược thương mại điện tử, quản trị kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, v.v.
Sau khi tốt nghiệp, tân cử nhân có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, chẳng hạn như: nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử; Business Analyst, v.v.
2.4. Ngành quản trị nhân lực
Đây cũng là một ngành khá hot trong các ngành kinh tế triển vọng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hết sức quan trọng, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, và hoạt động suôn sẻ của doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực học gì? Theo đó, ngành học này trang bị cho người học đầy đủ kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao trong hoạt động quản trị nhân sự, như định mức lao động tiền lương, luật lao động, an toàn lao động, v.v.
2.5. Ngành kế – kiểm toán
Kế – Kiểm toán cũng là hai ngành học thuộc khối ngành kinh tế được nhiều bạn lựa chọn. Mức điểm chuẩn của ngành học này luôn nằm trong top những ngành học có điểm chuẩn cao nhất.
Kế và kiểm toán là hai hoạt động quan trọng của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói chung.
Một số trường đào tạo ngành Kế Kiểm toán hàng đầu tại nước ta có thể kể đến như: Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài Chính, Trường Đại học Thương Mại, v.v.
Mức lương trung bình của nhân viên kế toán 1 năm kinh nghiệm khoảng: 9.1 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình của nhân viên kiểm toán 1 năm kinh nghiệm khoảng: 12.7 triệu đồng/tháng.
Các khối ngành kinh tế: kế kiểm là nghề có thu nhập cao.
2.6. Ngành tài chính ngân hàng
Có nên học ngành tài chính ngân hàng không? Theo đó, đây là ngành nghề được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh chóng và thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.
Đây là một ngành học tương đối rộng, người học thể lựa chọn theo đuổi các chuyên ngành chuyên sâu như: tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, v.v.
Tài chính ngân hàng trang bị cho người học kiến thức về kinh tế xã hội, quản lý, tài chính và ngân hàng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
2.7. Ngành kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là một trong các ngành kinh tế tiềm năng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Ngành học này khá rộng, do dó, sinh viên có thể lựa chọn theo đuổi một chuyên ngành chuyên sâu, chẳng hạn như: Marketing quốc tế; Luật và Tài chính quốc tế; Quản trị và phát triển chuỗi cung ứng, v.v.
Sau khi ra trường, các tân cử nhân kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như: chuyên viên phân tích tài chính, nhân viên kinh doanh quốc tế, nhân viên marketing quốc tế, v.v.
2.8. Ngành kinh tế quốc tế
Nên học kinh tế quốc tế không? Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, đây là một ngành học có vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng là một trong lý do khiến cho ngành học này liên tục nằm trong top những ngành học có điểm chuẩn cao nhất.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng thực hành được trang bị trong quá trình đào tạo, tân cử nhân ngành kinh tế quốc tế có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau như: nhân viên đầu tư quốc tế, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên nghiên cứu kinh tế quốc tế, v.v.
Một số trường đại học đào tạo ngành kinh tế quốc tế chất lượng bao gồm: NEU, FTU, RMIT, v.v.
2.9. Ngành quản trị khách sạn
Ngành quản trị khách sạn không chỉ tập trung vào việc chuẩn bị và quản lý các hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú mà còn là nơi sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng để thực hiện một loạt các nhiệm vụ phức tạp liên quan đến hoạt động khách sạn.
Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng tổ chức và điều hành các hoạt động của khách sạn như quản lý nhân viên, chất lượng dịch vụ, nhằm tạo ra một trải nghiệm lưu trú đáng nhớ cho khách hàng.
Ngoài ra, người học còn được dạy về kỹ năng phát triển kinh doanh, marketing các dịch vụ, quản lý tài chính và lập kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của khách sạn.