Năng Lực Cốt Lõi Là Gì? Những Năng Lực Cốt Lõi Mọi Cá Nhân Đi Làm Cần Có
Năng Lực Cốt Lõi Là Gì? Những Năng Lực Cốt Lõi Mọi Cá Nhân Đi Làm Cần Có2024.04.01
1. Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi là sự kết hợp độc đáo giữa các kỹ năng, kiến thức và khả năng mà một tổ chức dùng để định vị giá trị khác biệt của mình, cũng như thể hiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực cốt lõi của cá nhân là gì? Năng lực cốt lõi của cá nhân là những năng lực cơ bản nhưng quan trọng giúp họ giải quyết các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.
Trong tiếng Anh, năng lực cốt lõi là “core competency”.
2. Các năng lực cốt lõi cá nhân quan trọng của nhân viên
Dưới đây là 5 năng lực cốt lõi cá nhân mà mỗi nhân viên cần chú ý và nâng cấp chúng từng này.
2.1. Năng lực liên cá nhân
Đây là một trong những năng lực cốt lõi của nhân viên đầu tiên muốn chia sẻ đến bạn.
Khả năng này đề cập đến kỹ năng và hành vi cho phép các chuyên gia kinh doanh tương tác với các thành viên khác nhau trong nhóm một cách hiệu quả tại nơi làm việc.
Kiến thức này rất quan trọng để thiết lập mối quan hệ và giao tiếp về mục tiêu chung và nâng cao hiệu suất.
Để cải thiện năng lực liên cá nhân (interpersonal competencies), mỗi người cần cải thiện các kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp: Việc thành thạo kỹ năng này giúp các thành viên giao tiếp với nhau một cách hiệu quả và chính xác. Kỹ năng giao tiếp bao gồm giao tiếp bằng lời nói hoặc không sử dụng lời nói. Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng lắng nghe tích cực, nhờ đó người lao động có thể hiểu hơn về quan điểm của người khác và biết cách phản hồi cho phù hợp.
Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc nhóm là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức. Kỹ năng này đề cập đến khả năng phối hợp giữa các thành viên một cách nhịp nhàng để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
2.2. Năng lực lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo đóng vai trò rất lớn với sự thành công của doanh nghiệp. Kỹ năng lãnh đạo cho phép các cá nhân định hình những mục tiêu dài hạn, khuyến khích và thúc đẩy người khác làm việc hiệu quả.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo (Leadership competencies), bạn cần cải thiện bộ kỹ năng sau:
Kỹ năng ra quyết định: Kỹ năng này liên quan đến việc lựa chọn và đưa ra quyết định hiệu quả nhất cho một tình huống cụ thể. Các quyết định này được đưa ra dựa trên việc phân tích thông tin thu thập được và đánh giá ưu và nhược điểm của từng lựa chọn.
Tư duy chiến lược: Khả năng này cho phép các cá nhân tư duy một cách có định hướng và hợp lý bao gồm việc tập trung vào phân tích các yếu tố và biến số quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo sự thành công lâu dài của cá nhân.
2.3. Năng lực trí tuệ cảm xúc
Năng lực này bao gồm khả năng xác định, thấu hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân tại nơi làm việc.
Người lao động sở hữu năng lực trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence competencies) có khả năng thích ứng linh hoạt với những sự thay đổi, và trở thành một thành viên hoặc leader hiệu quả, ngay cả khi đối mặt với một tình huống khó khăn.
Để nâng cấp năng lực này, bạn cần trang bị và rèn luyện bộ kỹ năng sau:
Khả năng tự nhân thức (self-awareness): Kỹ năng này đề cập đến khả năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng trước các tình huống. Điều này cũng liên quan đến việc hiểu hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
Lòng đồng cảm: Khả năng này đề cập đến việc một cá nhân có thể xác định và thấu hiểu cảm xúc và trải nghiệm của người khác.
2.4 Năng lực kỹ thuật
Năng lực kỹ thuật (technical competencies) đề cập đến các kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Để nâng cao năng lực kỹ thuật, bạn cần nâng cao kiến thức chuyên, cũng như khả năng giải quyết vấn đề.
Kiến thức chuyên môn: Việc nâng cao kiến thức chuyên môn giúp bạn hiểu sâu về quy trình, kỹ thuật và công nghệ trong một lĩnh vực cụ thể.
Khả năng giải quyết vấn đề: Để thành thạo kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích các vấn đề phức tạp, xác định các vấn đề và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả. Khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến việc sử dụng kiến thức và chuyên môn kỹ thuật để giải quyết các vấn đề cụ thể.
2.5. Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức (organizational competencies) liên quan đến sự tổng hợp các kỹ năng, kiến thức và năng lực của nhóm để đảm bảo sự thành công chung của tổ chức.
Để cải thiện năng lực này, bạn cần trang bị và cải thiện các kỹ năng sau:
Kỹ năng thích ứng linh hoạt: Khả năng này đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt và sẵn sàng học các kỹ năng mới để đối phó sự thay đổi.
Kỹ năng quản lý thời gian: Đề cập đến khả năng tổ chức các nhiệm của một cá nhân hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này đòi hỏi việc xác định sự ưu tiên giữa các nhiệm vụ, lập kế hoạch và lên lịch theo một cách cho phép các thành viên trong nhóm có thể đáp ứng deadline.