Xu hướng làm việc lười biếng (Lazy girl job)
2. Ví dụ về xu hướng làm việc lười biếng
Cụm từ “lười biếng” ở đây không phải dùng để chỉ những người không có động lực, không chăm chỉ làm việc. Chỉ đơn giản là họ lựa chọn những công việc khác với mức lương cơ bản, linh hoạt, giúp bản thân có nhiều thời gian rảnh để trải nghiệm thêm về cuộc sống thay vì vùi đầu vào công việc.
Tuy nhiên, lazy-girl job lại là lối sống gây ra nhiều ý kiến trái chiều, bởi nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý thiếu phấn đấu, nỗ lực của người trẻ trong tương lai.
Một vài ví dụ về xu hướng làm việc lười biếng:
Ngân Giang: “Mình nghĩ là nếu làm ra nhiều tiền mà không hạnh phúc thì nó không đáng. Giờ mình chọn không áp lực về tiền bạc nữa nên là lối sống này khiến mình bớt suy nghĩ hơn, có thể chữa lành bản thân sau những công việc căng thẳng”. Mặc dù công việc hiện tại kiếm được ít tiền hơn, nhưng Giang nghĩ rằng việc có nhiều thời gian cho bản thân cũng giúp mình trở nên thoải mái, bớt áp lực đi rất nhiều.
Trọng Khôi: “Tính đến giờ em là 3 công việc tổng cộng : mẫu ảnh tự do, gia sư với cả làm content creator. Em không muốn một công việc ổn định. Giờ làm tự do mình không bị áp lực từ cấp trên nên khá thoải mái về mặt tinh thần”. Trái ngược với Giang, Khôi cho rằng người trẻ cần ra sức kiếm tiền, tiết kiệm cho tương lai. Mặc dù làm một lúc nhiều công việc nhưng Khôi vẫn đảm bảo không làm quá 8 tiếng/ngày. Tiêu chí lựa chọn việc làm cũng rõ ràng, không phải làm việc với quản lý khó tính, tự do về mặt thời gian nên bản thân cảm thấy rất thoải mái.
Công việc lý tưởng của xu hướng “lazy-girl job” là tập trung vào việc làm tự do và nhận mức lương đủ sống mỗi tháng. Mức thu nhập này không chỉ đảm bảo đủ chi phí cơ bản cho người trưởng thành mà còn giúp họ tránh khỏi áp lực làm thêm giờ. Đôi khi, việc “lười biếng” cũng được coi là một chiến lược thông minh để tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
3. Xu hướng làm việc lười biếng bắt nguồn từ đâu?
Xu hướng làm việc “lười biếng” thường có nguồn gốc từ nhu cầu thích ứng với cuộc sống hiện đại và tư duy mới về công việc. Đây là một phản ánh của sự chuyển đổi trong quan niệm về sự nghiệp và ý thức lao động. Các tiêu chí cơ bản làm xuất hiệu xu hướng lazy-girl job bao gồm:
Chú trọng vào sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Sự phổ biến của công nghệ và khả năng làm việc từ xa đã tạo ra môi trường linh hoạt, nơi những công việc có thể được hoàn thành mà không phải chịu áp lực làm việc liên tục.
Ưu tiên trải nghiệm cá nhân.
Một số người cho rằng việc làm “lười biếng” không chỉ giúp giảm stress mà còn tăng cường sự tập trung và hiệu suất trong công việc.
Nguồn gốc của xu hướng làm việc lười biếng
4. Hạn chế và nguy cơ của xu hướng làm việc lười biếng
Mặc dù xu hướng làm việc lười biếng đem lại nhiều mặt tích cực, tuy nhiên xu hướng này vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế và nguy cơ, cụ thể:
Hiệu suất làm việc giảm sút : Xu hướng làm việc “lười biếng” có thể dẫn đến sự giảm sút trong hiệu suất công việc do thiếu động lực và cam kết.
Khó khăn để phát triển sự nghiệp: Những người tuân theo xu hướng này có thể gặp khó khăn trong việc phát triển sự nghiệp, vì những vị trí cao cấp thường đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết lâu dài.
Bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm tốt: Việc từ chối làm việc có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội phát triển cá nhân và sự tiến xa trong sự nghiệp.
5. Những công việc phổ biến trong xu hướng này
Xu hướng làm việc “lười biếng” thường tập trung vào các công việc linh hoạt thời gian, không đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực quá mức. Dưới đây là một số công việc phổ biến trong xu hướng này:
Diễn viên hoặc nhiếp ảnh gia tự do
Content Marketing
Content Writer
Freelancer
Content Creator
Youtuber
Tiktoker
v.v.