BỘ KỸ NĂNG THIẾT YẾU MÀ BẠN CẦN TRANG BỊ NẾU MUỐN THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP CNTT
BỘ KỸ NĂNG THIẾT YẾU MÀ BẠN CẦN TRANG BỊ NẾU MUỐN THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP CNTT2021.05.18
Bảo mật công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu và học máy, ngôn ngữ lập trình mới... là những kỹ năng nền tảng quan trọng mà người làm IT nên nắm chắc.
Không ngừng cập nhật các kỹ năng công việc là điều cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào, điều này càng quan trọng với ngành công nghệ thông tin (CNTT / IT) trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay.
Mặc dù IT vẫn là ngành hot, cộng đồng IT vẫn cần xác định những kỹ năng quan trọng nên đầu tư học tập. 05 lĩnh vực chuyên môn chính dưới đây được cho là giữ vai trò quan trọng và là chìa khóa thành công cho các công việc công nghệ thông tin trong thập kỷ tới.
Bảo mật công nghệ thông tin
Bảo mật không chỉ quan trọng với các chuyên gia bảo mật CNTT, mà đang trở thành trách nhiệm của mọi người. Nhờ có phong trào DevSecOps (tích hợp bảo mật vào quy trình DevOps), các vị trí CNTT không đòi hỏi nhiều chuyên môn về bảo mật – như phát triển và vận hành CNTT – ngày càng có vai trò lớn hơn.
Bạn không cần phải đạt tất cả chứng nhận về bảo mật mới có thể làm CNTT, điều bạn cần là hiểu biết và nắm được các mối đe dọa bảo mật hiện đại, đặc biệt là các bài học thực tiễn. Trang bị này sẽ càng cần thiết hơn nếu bạn muốn làm việc tại các tổ chức coi bảo mật là ưu tiên hàng đầu.
Phân tích dữ liệu và học máy
Có thể nói phân tích dữ liệu (Data Analytics) và học máy (Machine Learning) là hai thuật ngữ nội cộm nhất trong giới CNTT hiện tại. Dù bạn không nhất thiết phải trở thành một nhà khoa học dữ liệu để thành công trên con đường sự nghiệp, nhưng tìm hiểu về các công cụ và khung phân tích dữ liệu phổ biến – như Hadoop, Spark hay TensorFlow – không phải là ý tưởng tồi. Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm làm việc với các framework, hiểu cấu trúc của nó và cách nó phối hợp vận hành với quy trình công việc mà bạn hỗ trợ thế nào có thể sẽ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn, thậm chí có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Unix
Thế giới công nghệ từng được chia thành hai nửa: Một nửa tập trung vào các nền tảng lập trình khác nhau của Windows và Microsoft, nửa còn lại được thành lập dựa trên hệ điều hành mã nguồn mở Unix và những hệ điều hành kiểu Unix (bao gồm cả Linux).
Ngày nay, ranh giới giữa hai phần thế giới này ngày càng mờ nhạt. Microsoft đã gia nhập Linux Foundation vào năm 2016, tích hợp một số framework và công cụ giống như Unix vào hệ sinh thái của mình. Hệ thống Windows cho Linux cho phép các chuyên gia CNTT sử dụng các công cụ Linux tiêu chuẩn trên hệ thống Windows. Microsoft SQL Server hiện cũng chạy trên Linux.
Với các chuyên gia CNTT trong thời điểm này, làm quen với các công cụ Unix là quan trọng hơn bao giờ hết, ngay cả khi công việc của bạn là hỗ trợ hoặc xây dựng phần mềm cho môi trường Windows.
Nếu bạn làm việc trong ngành CNTT, bạn sẽ biết một số ngôn ngữ lập trình ở mức độ nhất định. Nhưng dù đã nắm vững một ngôn ngữ lập trình, bạn vẫn cần cập nhật về các ngôn ngữ mới nhất, đặc biệt là đối với các kỹ sư phát triển phần mềm.
Có thể bạn đã thông thạo với Java hoặc C, chúng thực sự hữu ích và phổ biến, nhưng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới hơn sẽ giúp mở rộng tiềm năng của bạn. Nếu biết vận dụng đúng cách và đúng trường hợp, các ngôn ngữ mới này có thể giúp bạn code đa dạng hơn trong thời gian ngắn hơn, hoặc lập trình hiệu suất cao, an toàn hơn, hoặc viết ra những đoạn code dễ vận hành.
Nhận thức về văn hóa và xã hội
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong danh sách các kỹ năng CNTT trong thập kỷ tới, là khả năng nhận thức về tác động của các hệ thống CNTT trên góc độ văn hóa và xã hội. Người trong nghề phải có một quan điểm lành mạnh về cách công nghệ ảnh hưởng đến xã hội trên góc độ phi kỹ thuật.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy các vụ bê bối của các công ty công nghệ về vi phạm quyền riêng tư của người dùng, về ý nghĩa đạo đức của những đổi mới công nghệ… và đại đa số người dùng bất lực hoặc không nhận thức được điều đó. Hy vọng rằng các chuyên gia CNTT trong tương lai sẽ đưa ra quyết định sáng suốt về cách triển khai hoặc phát triển công nghệ, đảm bảo cả các lợi ích về văn hóa và đạo đức.