Đãi ngộ phúc lợi tốt và môi trường làm việc trên cả lý tưởng khiến bạn tự tin giữ chân được nhân tài. Ấy thế mà nhân tài vẫn dứt áo ra đi khiến bạn hoài nghi bản thân đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình? Bạn thắc mắc liệu một nhân viên giỏi thực sự cần gì ở công ty?
Bên cạnh chính sách đãi ngộ, phúc lợi tốt thì nhiều vị sếp còn tự hào vì đã mang đến môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên của mình.
Điển hình có thể kể đến là khối lượng công việc vừa sức, ít tăng ca ít deadline… để không tạo áp lực lên nhân viên. Hình thức làm việc thì linh hoạt khi nhân viên có thể tự do làm việc ở bất cứ đâu cảm thấy thoải mái như ở nhà, quán café…
Bên cạnh đó còn tổ chức company trip 2 lần mỗi năm, có năm còn đi nước ngoài. Công ty có đầu tư thiết kế khu vui chơi giải trí, phòng tập gym, phòng nghỉ trưa tiện nghi… Ngoài ra, mỗi ngày còn được oder trà sữa miễn phí…
Nhiều vị sếp cảm thấy tự tin có thể giữ chân được nhân tài khi công ty đãi ngộ tốt như vậy. Thế rồi đùng một cái, nhân tài nộp đơn xin nghỉ việc và dứt áo ra đi. Vài tháng sau lại có thêm nhân tài khác rời bỏ công ty khiến các vị sếp hoài nghi và trăn trở rất nhiều.
Vậy liệu bạn đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình?
Có những điều sếp tưởng là tốt nhưng lại là chưa đủ tốt đối với nhân viên, nhất là nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi thường cần nhiều hơn những điều cơ bản mà mọi nhân viên bình thường khác cần.
Điển hình có thể kể đến là sự ghi nhận những thành tích xuất sắc và những cống hiến giá trị của nhân viên giỏi đối với công ty. Bên cạnh đó là tính chất công việc và vị trí đảm nhận khiến nhân viên giỏi cảm thấy bản thân không có giá trị nhiều ở công ty.
Ngoài ra, môi trường làm việc không tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ ra đi. Chưa kể, làm việc ở công ty chưa đủ tạo nên những trải nghiệm xuất sắc đáng mong đợi cũng là điều làm họ cân nhắc…
Bạn Uyên (tốt nghiệp loại giỏi Đại học thuộc trường TOP) chia sẻ: “Công ty cũ mình làm có chế độ đãi ngộ tốt lắm nhưng mình đành phải xin nghỉ vì nhiều lý do. Lúc đầu, mỗi khi mình làm tốt dự án nào đó thì đều được sếp khen trong các buổi họp công ty, có lúc còn thưởng mạnh tay nữa. Nhưng sau một thời gian thì những điều đó không còn nữa, mình cảm thấy nỗ lực của bản thân không được ghi nhận nên nhiệt huyết làm việc cũng giảm đi.
Thêm vào đó là môi trường làm việc ở công ty cũ không tạo nhiều cơ hội cho mình phát triển bản thân lẫn sự nghiệp. Mình muốn được thử sức ở nhiều dự án lớn hơn, mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn cũng như muốn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhưng công ty chưa đáp ứng được. Công ty cũng không có lộ trình thăng tiến rõ ràng các bạn ạ. Vậy nên mình đành phải rời bỏ công ty để tìm môi trường khác tạo điều kiện phát triển sự nghiệp hơn…”
Thay vì chỉ lo chính sách đãi ngộ phúc lợi tốt, muốn thu hút và giữ chân được nhân tài thì bạn còn cần lưu tâm đến những vấn đề sau:
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc
Hệ thống đánh giá hiệu suất công việc này thể hiện bạn thực sự quan tâm đến nỗ lực cống hiến và ghi nhận mọi thành tích xuất sắc mà nhân viên đạt được. Từ kết quả đánh giá nhân viên, bạn còn có thể lên kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên.
Lộ trình thăng tiến rõ ràng
Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân viên phấn đấu làm việc để phát triển hành trình sự nghiệp. Nếu công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nhân viên thường thiếu động lực làm việc và giảm đi mong muốn được cống hiến cho công ty.
Tạo mọi điều kiện phát triển năng lực nhân viên
Ai cũng muốn được học tập và phát triển bản thân toàn diện hơn, nhất là nhân viên giỏi. Vậy nên bạn cần thiết lập kế hoạch đào tạo hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên…
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được tại sao công ty đãi ngộ tốt mà nhân viên giỏi vẫn rời đi rồi đúng không nào? Hy vọng bạn áp dụng hiệu quả “nghệ thuật” giữ chân nhân tài trên để không một nhân viên giỏi nào của bạn còn muốn dứt áo ra đi nữa.