Nghề điện dân dụng là gì? Triển vọng của nghề nghiệp này trong tương lai như thế nào? Để hiểu hơn về công việc đặc biệt này, mời bạn cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Nghề điện dân dụng là gì?
Điện dân dụng là một nghề bao gồm sản xuất, lắp đặt các thiết bị điện phục vụ nhu cầu của con người như thiết bị chiếu sáng, điều hòa, nóng lạnh, v.v.
Điện đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người từ nhu cầu sinh hoạt, đến sản xuất kinh doanh. Do đó, có thể thấy ứng dụng của nghề điện dân dụng trong đời sống rất cao, trong đó:
- Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
- Kích thích sự phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh
2. Học ngành điện dân dụng ra làm gì?
Học nghề điện dân dụng ra có thể làm gì? Dưới đây là gợi ý một số công việc mà một thợ điện dân dụng có thể đảm nhận:
- Vận hành, sửa chữa và bảo hành các thiết bị máy móc phục vụ cho mục đích văn phòng, chẳng hạn như máy in, máy tính, máy fax, v.v.
- Thiết kế hệ thống điện và chống sét cho nhà ở.
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện trong lĩnh vực giải trí như màn hình led, máy ảnh, v.v.
- Lắp đặt, và sửa chữa các thiết bị điện dân dụng như điều hòa, máy giặt, v.v.
Thợ điện dân dụng có thể làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và lắp đặt điện nước; các công ty điện; trung tâm kinh doanh thiết bị điện hoặc có thể tự mở cửa hàng của riêng mình.
3. Học nghề điện dân dụng ở đâu?
Học nghề điện dân dụng có bắt buộc phải học đại học không? Ngoài các đơn vị đào tạo đại học chính quy các ngành/chuyên ngành liên quan, bạn có thể theo học tại các trung tâm đào tạo nghề nghiệp về ngành điện dân dụng.
Lựa chọn học tập ở đại học hay các trung tâm nghề nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Chẳng hạn, khi học tập tại đại học bạn sẽ có môi trường đào chuyên nghiệp hơn, lộ trình đào tạo bài bản, cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn, v.v, nhưng thời gian học tập sẽ lâu hơn, phải vượt qua một số điều kiện nhất định để theo học như điểm đầu vào, chuẩn đầu ra, v.v.
Nếu không học đại học thì sao? Học tập tại các trung tâm đào tạo nghề nghiệp thời gian học tập ngắn hơn, được kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, v.v, nhưng về chất lượng đào tạo hoặc cơ hội việc làm có thể thấp hơn.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc dựa trên điều kiện và mong muốn thực tế của bản thân để đưa ra lựa chọn học tập phù hợp nhất.
4. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
Điều kiện làm việc của một thợ điện dân dụng khá đa dạng phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn cụ thể mà họ theo đuổi. Dưới đây là một vài chia sẻ về tính chất công việc của nghề điện dân dụng:
- Làm việc ở ngoài trời hoặc trong nhà
- Có thể phải làm việc vào ban đêm, ngày cuối tuần nếu có sự cố phát sinh
- Làm việc tại các khu vực có điện nguy hiểm như cột điện, hộp điện, ổ điện
- Công việc thường xuyên phải di chuyển
5. Triển vọng của nghề điện dân dụng
Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? Ngành điện dân dụng mang đến một tương lai nghề nghiệp ổn định và bền vững, đặc biệt phù hợp cho những ai đang tìm kiếm sự đa dạng và không muốn phụ thuộc vào mùa vụ. So với một số công việc khác, nghề thợ điện dân dụng không chỉ giúp bạn duy trì sự ổn định trong thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
Trong lĩnh vực vận hành và bảo trì điện tại các nhà máy và xí nghiệp, có nhu cầu không ngừng cho những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về điện. Công việc này không chỉ bảo đảm sự liên tục trong sản xuất mà còn đòi hỏi kỹ năng khắc phục sự cố nhanh chóng và hiệu quả.
Trong gia đình, không có ai muốn gặp sự cố với thiết bị điện, và do đó, thợ điện dân dụng trở thành những người chuyên nghiệp không thể thiếu. Việc kiểm tra và sửa chữa các thiết bị đảm bảo rằng chúng hoạt động ổn định, giúp gia đình duy trì cuộc sống hiện đại mà không phải lo lắng về sự cố không mong muốn.
Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần phải tích lũy kỹ năng và trang bị bản thân với những công cụ hiện đại. Kiên trì và sự tỉ mỉ là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong nghề, đặc biệt khi cần xử lý những tình huống phức tạp.
Người thợ điện dân dụng cần không ngừng nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, luôn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi trong công nghệ và yêu cầu của ngành để tiếp tục phát triển trong sự nghiệp.
6. Mức lương ngành điện dân dụng
Mức lương thợ điện dân dụng khá đa dạng được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật là trình độ tay nghề. Đối với các ứng viên mới ra nghề, mức lương dao động khoảng
5 – 7 triệu đồng/tháng.
Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ tay nghề lên tay, mức lương có thể từ
15 – 20 triệu đồng/tháng.