Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có đặc điểm, tố chất, vai trò gì?2023.09.18

1. Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là một quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung. Lãnh đạo mang đến một chức danh đối với người thực hiện công việc chuyên môn. Trong đó năng lực, trình độ và kỹ năng cần được đảm bảo. Thể hiện với các dẫn dắt và phân chia thực hiện công việc trong chiến lược chung. Từ đó mang đến những ảnh hưởng đối với từng cá nhân thực hiện. Bên cạnh đó cũng phản ánh năng lực của họ thông qua các kết quả công việc đạt được. Đây là hành vi của cá nhân hay nhóm người với các quy mô khác nhau của tổ chức để nhằm hướng tới mục tiêu chung mà các thành viên hướng đến. Bên cạnh là nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu của lãnh đạo là cá nhân hoặc nhóm sẽ tự nguyện và hăng hái thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức.

2. Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Mọi người thường có sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng hai khái niệm lãnh đạo và quản lý. Dưới đây là một số tiêu chí để phân loại lãnh đạo và quản lý giúp mọi người hiểu rõ hơn.  

2.1. Phạm vi quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý

Trong công việc, phạm vi và quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý là khác nhau - Nhà lãnh đạo là những người nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi các ý tưởng ấy. Trong chiến lược và chính sách được xây dựng, nhà lãnh đạo tiên phong trong tìm kiếm cách thức hiệu quả triển khai. Trong công ty doanh nghiệp hay tổ chức thì nhà lãnh đạo có vai trò định hướng về các mục tiêu và tầm nhìn của công ty doanh nghiệp đó. - Quản lý thực hiện các lý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo. Họ làm những công việc cụ thể hơn, xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu và chỉ định nhân sự cụ thể thực hiện các kế hoạch đó. Trong đó cần đảm bảo những ý tưởng cụ thể được triển khai thực tế.

2.2. Vai trò đối với công việc

- Nhà lãnh đạo luôn cần tìm ra hướng đi mới, tìm ra sự khác biệt. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những rủi ro trong các kế hoạch như một điều tất yếu. Mang đến các trách nhiệm cho tính chất yêu cầu cao hơn của hoàn thành công việc. - Nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu. Thông qua các hoạt động trong quản lý nhỏ hơn mang đến những sự dễ dàng cần thiết hơn trong xác định và phân chia nhiệm vụ, công việc. Thực hiện triển khai các kế hoạch cũng như quản lý nhóm nhân viên; hướng đến các thành công trong việc thực hiện cụ thể các công việc của nhân viên trong quản lý.  

2.3. Vai trò với nhân viên

- Người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên; mang đến sự ngưỡng mộ trong phong cách thực hiện công việc và đảm bảo trong tính chất rộng hơn đối với việc triển khai chiến lược lớn trên thực tế. - Quản lý lại là người trực tiếp bên cạnh, có tác động trực tiếp tương tác với nhân viên. Họ giám sát thúc đẩy quá trình làm việc và kết của của nhân viên; phản ánh hiệu quả đối với mảng quản lý chính; hỗ trợ cho các công việc chính, cùng với nhà lãnh đạo mang đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.  

2.4. Định hướng thực hiện công việc

- Thông thường, lãnh đạo luôn hướng mọi người và công việc vào những mục tiêu tương lai, định hướng các kế hoạch. Họ đảm bảo cho các chính sách và chiến lược phát triển chung cho doanh nghiệp được thực hiện. - Nhà quản lý thực hiện tốt những công việc hiện tại sao cho hiệu quả nhất; đảm bảo trong tiến hành triển khai các chính sách thực tế tại các thời điểm khác nhau để mang đến kết quả phản ánh thực tế tìm kiếm qua các giai đoạn.

3. Đặc điểm cả nhà lãnh đạo

Theo như một số tài liệu đã nghiên cứu, một nhà lãnh đạo cần có rất nhiều kiến thức và kĩ năng, thế nhưng họ đều có những đặc điểm chung đó là: người có tầm nhìn; người truyền cảm hứng; người giỏi hoạch định chiến lược; người có tài về đào tạo, huấn luyện - Thứ nhất, người lãnh đạo là người có tầm nhìn. Họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn người bình thường về các chiến lược, kế hoạch cần phải thực hiện. Từ đó mới có thể tìm thấy mục tiêu cần làm và thực hiện để đạt kết quả thành công - Thứ hai, lãnh đạo là người truyền cảm hứng. Việc truyền cảm hứng cho các thành viên là điều cần thiết để có thể tối ưu hoá năng suất mà các thành viên có thể mang lại. Để đạt được kết quả thì tinh thần thực hiện là yếu tố góp phần không hề nhỏ. - Thứ ba, lãnh đạo là người giỏi hoạch định chiến lược. Việc đưa ra kế hoạch cần phải biết cách thực hiện như thế nào là tốt nhất, phân bổ nguồn lực ra sao; chuyên môn phù hợp của từng bộ phận, đơn vị. Họ là những người biết giải quyết bài toán một cách tốt nhất. - Thứ tư,người lãnh đạo là người giỏi về đào tạo, huấn luyện. Người lãnh đạo có khả năng xây dựng đội ngũ tốt bằng cách đào tạo và huấn luyện cho các thành viên.  

4. Tố chất của người lãnh đạo

Người lãnh đạo giỏi không chỉ là người có kiến thức, kĩ năng tốt mà họ cần có những đặc điểm phù hợp để lãnh đạo. Nói cách khác, họ cần có các tố chất riêng. Những tố chất này bao gồm: tố chất thông minh (IQ), tố chất nhạy cảm (EQ), tố chất chính trực, tố chất tự tin và tố chất nghị lực.

5. Vai trò của lãnh đạo

5.1. Xây dựng chiến lược

Người lãnh đạo là người có tầm nhìn nên bằng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình mà họ có thể dự đoán trước được các tình huống trong tương lai. Tầm nhìn đó cung cấp những định hướng, vạch ra kế hoạch đón nhận cơ hội cũng như chuẩn bị cho những khó khăn có thể xảy đến. Từ đó, nhà lãnh đạo xây dựng nên những chiến lược phát triển trong thời gian dài hạn. Để có được tầm nhìn khác biệt đó, họ phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao và sự hiểu biết sâu rộng. Đây chính là điều cần thiết để gây ảnh hưởng nên cách thành viên khác trong tổ chức.

5.2. Tạo ra nguồn năng lượng cho cá nhân và tập thể

Một tầm nhìn hấp dẫn tạo nên động lực làm việc cho nhà lãnh đạo. Còn chính khả năng động viên, truyền cảm hứng ccủa người lãnh đạ lại là động lực quan trọng cho các thành viên trong doanh nghiệp. Những người lãnh đạo là người dẫn dắt đội nhóm, là đầu tàu cho cả một doanh nghiệp. Vi vậy, năng lượng của họ chính là sức kéo để "đoàn tàu" di chuyển đúng hướng. Những nhân viên khi không có định hướng rõ ràng sẽ cảm thấy kiệt sức, mất năng lượng khi phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Lúc này chính là lúc khả năng gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo phải được phát huy một cách mạnh mẽ nhất. Thêm vào đó còn là việc động viên mọi người khai phá tiềm năng của bản thân, cống hiến hơn nữa cho doanh nghiệp. Người lãnh đạo càng có tinh thần, cảm hứng làm việc thì các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức càng có động lực để phát triển. Điều này khiến cho tập thể làm việc có hiệu suất cao hơn, thành quả đạt được cũng nhiều hơn và tiết kiệm thời gian hơn.  

5.3. Kiểm soát cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo có thể là người đi tiên phong, xây dựng định hướng, củng cố niềm tin. Họ cùng doanh nghiệp đi đầu, vươn lên những đỉnh cao mới. Nhưng một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu là kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa quy trình cũng như tốc độ làm việc. Một tổ chức hay doanh nghiệp dù mới hay đã hoạt động lâu năm đều tồn tại những sai phạm,vướng mắc. Người lãnh đạo phải luôn chú tâm để ý đến quá trình hoạt động nhằm nhanh chóng phát hiện các lỗi có thể xảy ra. Họ cần đưa ra những giải pháp khắc phục, tránh những lỗi nhỏ có thể gây ra những vấn đề lớn.