Không có bằng đại học thì làm gì? Kết thúc 12 năm học, các bạn học sinh đứng giữa nhiều lựa chọn, chẳng hạn như: đi học đại học, nên học ngành gì, đi học nghề, đi học cao đẳng, hay đi làm luôn, v.v. Mỗi một quyết định đều có thể ảnh hưởng đến tương lai về sau của các bạn. Vậy hậu quả của việc không có bằng đại học là gì? Trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn những góc nhìn mới về chủ đề “
Không học đại học thì làm gì?”.
1. Đâu là lý do khiến nhiều người không học đại học?
Thay vì lựa chọn học lên bậc đại học, nhiều bạn học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 lựa chọn đi học nghề, học cao đẳng, hoặc đi làm luôn. Vậy đâu là lý do khiến các bạn đưa ra quyết định này?
1.1. Chi phí cao
Một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người không tiếp tục học lên đại học, đó chính là chi phí học tập cao, bao gồm cả chi phí thời gian và tiền bạc. Không ít trường hợp các bạn học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng phải tạm dời cánh cửa đại học do không đủ khả năng tài chính.
Bên cạnh mức học phí ngày càng tăng, còn rất nhiều các khoản chi phí đắt đỏ khác là nỗi áp lực to lớn của nhiều bạn học sinh và gia đình.
1.2. Giá trị của bằng đại học giảm
Nhiều người cho rằng, bằng đại học không còn giá trị như ngày xưa khi nhiều sinh viên ra trường nhưng không kiếm được việc làm. Ngoài ra, vấn nạn làm giả bằng cấp đang diễn biến phức tạp khiến cho giá trị của bằng cấp bị giảm đi phần nào.
1.3. Bằng cấp không quá quan trọng khi xin việc làm
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn vào kỹ năng và giá trị mà ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp hơn là những tấm bằng mà họ sở hữu. Mặc dù điều này không diễn ra phổ biến tại mọi doanh nghiệp, nhưng đang có xu hướng tăng lên trong tương lai.
Bạn biết đấy, nếu bạn sở hữu bằng đại học từ một trường đại học danh tiếng nhưng bạn không thể đáp ứng các yêu cầu của công việc thì rất khó để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn bạn.
Bên cạnh đó, một số công việc không đòi hỏi ứng viên phải sở hữu bằng đại học, chẳng hạn như nghề cắt tóc nam, nghề làm nail, v.v.
1.4. Không muốn đi học thêm
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn có thể quyết định không theo đuổi đại học. Có thể đơn giản vì bạn không cảm thấy hứng thú với việc học đại học, không muốn tiếp tục ngồi trong lớp học với những kiến thức mà bạn không tìm thấy ý nghĩa trong đó. Bạn có quyền lựa chọn giải thoát bản thân khỏi những áp lực tiêu cực này.
Một quyết định như vậy có thể khiến bạn phải đối mặt với sự phê phán từ người khác, nhưng điều quan trọng là bạn không nên đánh giá bản thân mình dựa trên những lời phê phán đó. Không theo đuổi đại học không có nghĩa là bạn lười biếng, không có tham vọng. Mỗi người có những sở thích và mạnh mẽ riêng, và không phải ai cũng phải tuân theo một con đường học với kiểu hình nhất định.
Bộ não con người hoạt động theo cách đa dạng. Bạn có thể không nổi bật trong việc học nhưng lại có nhiều sáng tạo và mạnh ở lĩnh vực khác. Quan trọng hơn cả là bạn hãy theo đuổi những đam mê và sở thích cá nhân của mình. Đây mới là cách để bạn phát triển và thành công trong cuộc sống, đừng cố ép mình vào khuôn khổ của xã hội nếu nó không phù hợp với bạn.
2. Hướng đi nào cho người không học đại học?
2.1. Học nghề
Đi học nghề sau khi tốt nghiệp cấp 3 là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Thời gian học nghề tại các trung tâm có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Tuy nhiên sau khi ra trường, các bạn đã thành thạo một nghề nghiệp nhất định và có thể kiếm tiền với bàn tay của mình.
So với việc học đại học, thời gian và chi phí dành cho việc đi học nghề có thể ít hơn rất nhiều.
2.2. Học cao đẳng
Thay vì học đại học, nhiều bạn lựa chọn học cao đẳng do thời gian đào tạo ngắn hơn, trong khi chất lượng đào tạo vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận bằng cao đẳng khi tuyển dụng.
3. Nghề nghiệp nào không yêu cầu ứng viên phải có bằng đại học?
Không học đại học thì làm gì? Trên thực tế, không phải nghề nghiệp nào cũng yêu cầu ứng viên nhất định phải có bằng đại học. Việc sở hữu bằng đại học có thể được xem là một lợi thế nhưng không quyết định tất cả đến việc ứng viên đó có được tuyển dụng hay không.
Dưới đây là một vài nghề nghiệp không yêu cầu khắt khe về bằng cấp mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Nhiếp ảnh
Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp chụp ảnh chuyên nghiệp mà không bắt buộc phải có bằng đại học.
Nếu bạn yêu thích việc lưu giữ khoảnh khắc đẹp và sở hữu tư duy về màu sắc và bố cục hình ảnh xuất sắc thì đây đích thị là công việc dành cho bạn. Để bắt đầu sự nghiệp của mình, bạn có thể theo học các khóa dạy chụp ảnh và thực tập tại các studio.
Khi đã tích lũy đủ kỹ năng và kinh nghiệm, cánh cửa cơ hội việc làm sẽ mở ra cho bạn. Bạn có thể trở thành một nhiếp ảnh gia tự do hoặc làm việc tại các đơn vị cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn hứng thú với công việc kinh doanh, bạn cũng có thể tự mở studio của riêng mình.
3.2. Chuyên viên trang điểm
Không học đại học thì làm gì? Trở thành một chuyên viên trang điểm là một lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Theo đó, nghề nghiệp này không đòi hỏi ứng viên phải sở hữu bằng đại học. Do vậy, ứng viên có thể theo học các khóa đào tạo trang điểm.
Để có thể hoạt động với tư cách như một chuyên viên trang điểm chuyên nghiệp, bạn cần nỗ lực thực hành và nâng cao tay nghề của mình.
3.2. Đầu bếp
Thời gian các khóa đào tạo nghề đầu bếp kéo dài từ 6 tháng – 1 năm. So với học đại học, các bạn có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Nhu cầu về dịch vụ ăn uống không ngừng gia tăng, do vậy, nhu cầu nhân lực trong ngành cũng cần tăng lên. Nếu bạn yêu thích nấu ăn thì đây chắc chắn là một lựa chọn phù hợp.
3.3. Barber
Học để trở thành barber cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn thay vì học đại học. Nghề barber không yêu cầu ứng viên bắt buộc phải có bằng đại học.
Nhà tuyển dụng tập trung nhiều hơn vào các kỹ thuật và kiến thức của barber để đưa ra quyết định có nên tuyển dụng ứng viên này hay không.
Các khóa học cắt tóc kéo dài từ 6 tháng – 1 năm giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian so với việc học đại học.
3.4. Content creator
Trở thành nhà sáng tạo nội dung cũng là một lựa chọn được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Nghề nghiệp này không yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp về diễn viên, hay quay phim, v.v. Tuy nhiên, bạn cần có sự
sáng tạo, tư duy hình ảnh/video tốt, cùng với niềm đam mê trong công việc.
4. Đại học có phải là con đường duy nhất đến thành công?
Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng đây có thể là con đường ngắn nhất. Do đó, bạn cần xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong để có thể đưa ra một quyết định sáng suốt nhất.