Gắn kết nhân viên chính là bí quyết giúp doanh nghiệp đạt được sự thống nhất, đồng bộ trong tập thể, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu chung đã đề ra. Vậy làm cách nào để doanh nghiệp gắn kết nhân viên hiệu quả?
I. Như thế nào là gắn kết nhân viên?
Sự gắn kết nhân viên (Employee Engagement) là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các nhân viên với nhau hoặc nhân viên với tổ chức để cống hiến hết mình, cam kết với các mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng nên thành công của doanh nghiệp.
Dù hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự gắn kết nhân viên nhưng nhìn chung đều mang hàm ý là nhân viên rất quan tâm, gắn bó và chú tâm đến hiệu năng của công việc mình đang làm cũng như luôn chứng minh, khẳng định dấu ấn của mình với công ty, doanh nghiệp.
II. Ý nghĩa của việc gắn kết nhân viên đối với tổ chức
1. Thúc đẩy sức mạnh của doanh nghiệp
Khi một nhân viên thực sự muốn gắn bó với công việc mà họ theo đuổi, họ sẽ tìm cách nhanh chóng tạo ra chất lượng công việc tuyệt vời. Họ không chỉ cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất mà còn sẵn sàng được làm thêm, học hỏi thêm để tích lũy kinh nghiệm ngoài những yêu cầu cơ bản. Mặt khác, họ cũng muốn được cấp trên ghi nhận những nỗ lực và cống hiến của mình, từ đó đem đến một loạt tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
2. Nâng cao năng suất lao động và khả năng giữ chân người tài
Một lợi ích khác của việc gắn kết nhân viên đó là những nhân viên gắn bó có năng suất cao hơn so với đồng nghiệp của họ. Họ có nhiều khả năng làm việc siêng năng hơn và nỗ lực hết mình trong công việc.
Hầu hết mọi nhân viên có xu hướng lựa chọn sự ổn định, lâu dài, bền vững khi đã tìm được môi trường thích hợp. Nếu doanh nghiệp có khả năng xây dựng một nền văn hóa tốt, một môi trường đủ cởi mở, sáng tạo và tôn trọng, những nhân viên gắn bó sẽ không lựa chọn rời đi. Thay vào đó, họ sẽ tiếp tục ở lại và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.
3. Cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng
Các nhân viên quan tâm, gắn bó sâu sắc với công việc và trong đó có khách hàng, đối tác mà họ đang chăm sóc. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thêm thuận lợi. Bởi khi khách hàng nhìn thấy sự trung thành, gắn kết của nhân viên với nhân viên khác, nhân viên với doanh nghiệp, họ cũng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng vào tổ chức đó hơn là những nơi thiếu vắng sự tương tác.
III. Cách gia tăng mức độ gắn kết nhân viên với tổ chức
Để đạt được sự gắn kết từ bên trong doanh nghiệp, nhân viên cần được đáp ứng ít nhất 5 nhu cầu cơ bản ngay sau đây:
1. Nhân viên được làm việc đúng theo nguyện vọng
Không phải cứ trả lương cho nhân viên một mức hậu hĩnh là họ sẽ hoàn toàn gắn bó với doanh nghiệp đến cuối đời. Nếu như không được phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn hoặc phải làm việc trong môi trường gò bó, thiếu lành mạnh hoặc không như ý muốn thì sớm hay muộn họ cũng sẽ ra đi để tìm một nơi chốn khác phù hợp hơn với nguyện vọng và năng lực.
2. Nhân viên được tạo cơ hội phát triển chuyên môn
Lộ trình phát triển trong tương lai cũng là điều mà nhiều nhân viên quan tâm khi quyết định gắn bó với một tổ chức. Nếu một nhân viên cảm nhận và phán đoán được tương đối rõ ràng hướng phát triển của sự nghiệp trong tương lai thì chắc chắn họ sẽ gắn bó với công ty hơn nhiều. Vì vậy, công ty, doanh nghiệp nên tạo điều kiện để nhân viên được sáng tạo, được tự do tìm kiếm cơ hội, thậm chí được thể hiện năng khiếu của bản thân để tìm hướng đi phát triển mình.
3. Nhân viên được làm việc với một quản lý tận tâm, chu đáo
Nhân viên chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cấp lãnh đạo của họ. Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn được làm việc cùng với một quản lý không chỉ năng lực chuyên môn xuất sắc mà còn là người ân cần, chu đáo, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên trong nhóm, phòng ban hay doanh nghiệp. Vì vậy, việc người quản lý làm gương và thể hiện tình cảm, thái độ chân thành, đúng mực của quản lý với nhân viên có thể đem đến hiệu quả cho hoạt động gắn kết nhân viên với tổ chức.
4. Nhân viên được tương tác thường xuyên với người xung quanh
Việc được thoải mái giao tiếp, tương tác với những người xung quanh sẽ khiến cho tinh thần nhân viên vui vẻ, có hứng thú hơn thay vì phải im lặng làm việc mà không có ai để sẻ chia.
IV. Cách gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân viên nhau
4 Bước sau đây có thể giúp doanh nghiệp gia tăng gắn kết giữa các nhân viên với nhau:
Bước 1: Phân công nhiệm vụ đúng người
Hãy đảm bảo cấp quản lý lựa chọn công việc và giao nhiệm vụ cho đúng người. Cá nhân đó không chỉ có sự yêu thích trong nhiệm vụ này mà còn có khả năng thực hiện công việc một cách tốt nhất. Khi được làm việc mình thích, đúng chuyên môn, hiệu suất sẽ được nâng cao lên nhiều lần.
Bước 2: Thực hiện training, hướng dẫn, đào tạo cho nhân sự
Đôi khi do cách quản lý chưa phù hợp hoặc có nhiều bất đồng nên những nhân sự ưu tú lần lượt rời đi. Do đó, để tạo nguồn lực mạnh mẽ mới thì cần phải trải qua đào tạo, hướng dẫn. Bước này không chỉ giúp nâng cao trình độ nhân sự mà còn giúp tạo kết nối tự nhiên giữa cá nhân với vai trò là người đồng hành đáng tin cậy.
Bước 3: Lắng nghe nhân viên nhiều hơn
Muốn tạo nên tinh thần sẻ chia trong doanh nghiệp thì nhất định phải lắng nghe lẫn nhau nhiều hơn, không có sự phân biệt cấp trên cấp dưới. Bởi vì mọi người cùng nhau làm việc, gặp nhau 8 tiếng một ngày, chắc chắn sẽ có nhiều điều cần giải tỏa. Điều này tuy nhỏ nhưng sẽ tạo nên sợi dây liên kết lớn.
Bước 4: Khảo sát mức độ tương tác
Điền form, trò chuyện, quan sát sự thay đổi từng ngày tại doanh nghiệp,… là một số trong rất nhiều cách để mọi người cùng nhau thảo luận xem hoạt động gắn kết đã diễn ra đủ tốt chưa.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần minh bạch trong cách tiếp cận để cải thiện sự tương tác giữa các nhân viên trong nhóm của mình. Đồng thời, tổ chức các cuộc họp “trạng thái gắn kết” và “thu hút” mọi người vào cuộc thảo luận và đề ra giải pháp.