7 LỖI KHI VIẾT CV THƯỜNG GẶP KHIẾN BẠN “TRƯỢT TỪ VÒNG GỬI XE”
7 LỖI KHI VIẾT CV THƯỜNG GẶP KHIẾN BẠN “TRƯỢT TỪ VÒNG GỬI XE”2021.05.11
CV là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng với bạn. Vậy nên, nếu thành công tìm được công việc tốt bạn cần đầu tư viết CV một cách chỉnh chu nhé!
Là sinh viên mới ra trường, bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và cảm thấy áp lực trong những ngày đầu tìm việc. Theo bạn thì “cover letter” và “CV”, cái nào sẽ quan trọng hơn? Thực tế là cả hai đều quan trọng như nhau nhưng đối với những bạn ứng viên trẻ, hầu hết các hồ sơ xin việc sẽ trông rất giống nhau. Do đó thư xin việc sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc giúp ứng viên tạo được những ấn tượng riêng đối với nhà tuyền dụng. Nói cách khác, thư xin việc chính là khởi đầu cho một quyết định “phỏng vấn” hay “từ chối”.
Nghiêm túc, chuyên nghiệp ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ giúp tạo thói quen và hình thành kỹ năng tốt cho bạn. Dưới đây là 7 lỗi khi viết CV xin việc bạn nên tránh:
Là sinh viên mới ra trường, bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và cảm thấy áp lực trong những ngày đầu tìm việc. Theo bạn thì “cover letter” và “CV”, cái nào sẽ quan trọng hơn? Thực tế là cả hai đều quan trọng như nhau nhưng đối với những bạn ứng viên trẻ, hầu hết các hồ sơ xin việc sẽ trông rất giống nhau. Do đó thư xin việc sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc giúp ứng viên tạo được những ấn tượng riêng đối với nhà tuyền dụng. Nói cách khác, thư xin việc chính là khởi đầu cho một quyết định “phỏng vấn” hay “từ chối”.
Nghiêm túc, chuyên nghiệp ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ giúp tạo thói quen và hình thành kỹ năng tốt cho bạn. Dưới đây là 7 lỗi khi viết CV xin việc bạn nên tránh:
1. CV quá dài
Thư xin việc không phải là bài luận một trang với 500 từ. Đừng “ru ngủ” nhà tuyển dụng, điều đó chỉ khiến bạn dễ dàng bị từ chối nhiều hơn.
Lời khuyên: Ngắn gọn và súc tích là hai yêu cầu chuẩn mực. Hãy viết thư xin việc có độ dài vừa phải khoảng nửa trang A4 (250 từ), trình bày những chi tiết cô đọng nhất, đừng viết lan man dài dòng, nhưng vẫn phải thể hiện được vị trí bạn đang ứng tuyển, lý do nhà tuyển dụng nên chọn bạn, những cống hiến của bạn ở vị trí này.
2. Tẻ nhạt và “theo công thức”
Hầu hết các thư xin việc đều có cùng 1 kiểu mẫu: “Tôi rất yêu thích công việc mà công ty đang tuyển dụng, tôi hy vọng được ứng tuyển vào vị trí này”.Từ ngữ khô khan, rập khuôn, không tự nhiên sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy thư xin việc của bạn không thành thật, thậm chí rất máy móc. Họ sẽ không đánh giá cao một ứng viên thiếu sự đầu tư, chăm chút cho cơ hội nghề nghiệp của bản thân.
Lời khuyên: Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản: “Tôi rất vui khi ứng tuyển vào vị trí ABC của công ty XYZ”. Tránh dùng từ địa phương, gây khó hiểu và thậm chí khó phát âm khi gửi thư cho nhà tuyển dụng.
3. Thiếu thành thật
Đa số các ứng viên chỉ soạn một mẫu CV xin việc duy nhất và nộp cho hàng loạt các công ty khác nhau, bằng cách thay đổi tên doanh nghiệp, chức danh tương ứng. Điều này không giúp nhà tuyển dụng thấy được nhiệt huyết của ứng viên cho vị trí đang ứng tuyển.
Lời khuyên: Nhấn mạnh đam mê của bạn đối với công việc và công ty, bằng cách nghiên cứu tầm nhìn, sứ mệnh, cách thức họ xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh và văn hóa của công ty, đặc biệt là công việc và bộ phận mà bạn đang ứng tuyển. Hãy khéo léo thể hiện sự quan tâm của bạn bằng những ý tưởng cho sự phát triển của công ty. Đây là cách tốt để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
4. Thiếu thể hiện bản thân
Hãy loại bỏ ngay những câu chữ thiếu tự tin trong thư xin việc của bạn :
Có lẽ tôi không phải là ứng cử viên đủ điều kiện nhất …
Tôi chắc rằng bạn có nhiều ứng viên đủ điều kiện hơn tôi, …
Hãy cho tôi một cơ hội để chứng minh bản thân mình…
Lời khuyên: Năng lực chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng: bạn là người phù hợp cho vị trí mà họ đang cần. Hãy nhấn mạnh khả năng và trình độ của bạn, nêu bật điểm mạnh của bản thân đáp ứng được những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng mong muốn.
5. Nghĩ cho sự phát triển của công ty hơn là bản thân
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao và mong muốn tìm được những ứng viên đóng góp cho sự phát triển của công ty hơn là tìm công ty thích hợp để phát triển giá trị bản thân. Chắc hẵn bạn đã từng nghe câu nếu muốn tìm được công việc với mức lương hấp dẫn trước hết hãy làm cho bản thân trở nên có giá trị.
Lời khuyên: Đặt câu hỏi: Dựa vào học vấn và kinh nghiệm của mình, bạn có thể vượt qua những thách thức của vị trí này như thế nào? Kế hoạch của bạn là gì để công việc của mình phát triển tốt hơn? Bạn có thể đưa ra những ý tưởng đột phá nào để giúp công ty phát triển?. Hãy cố gắng thể hiện khả năng phù hợp với công viêc, tập trung vào giá trị mang lại cho công ty chứ không phải giá trị phục vụ nhu cầu của bạn. Chỉ bằng cách này, thông điệp của bạn mới có thể trở nên “nổi bật” trong mắt xanh của nhà tuyển dụng.
6. Đề cập những thông tin không liên quan
Tránh đề cập đến những sở thích và phẩm chất cá nhân không liên quan đến công việc như: kinh nghiệm du lịch, tôn giáo, tình trạng hôn nhân,…Có thể bạn cho rằng những việc đó sẽ làm nổi bật cá tính của mình, nhưng sự thật đây là những thông tin không thuyết phục, thậm chí nhà tuyển dụng có thể thẳng tay loại bỏ ngay hồ sơ của bạn.
Lời khuyên: Chỉ nói về những kinh nghiệm và kỹ năng giúp bạn thành công trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Dùng từ ngữ thuyết phục và đưa ra bằng chứng cụ thể thay vì viết “tôi làm việc chăm chỉ”. Chỉ viết một trang với những thông tin cần thiết, giá trị chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc viết dài dòng những thông tin không liên quan.
7. Đề cập quá nhiều các thành tích học tập của bản thân
Mọi người ai cũng tự hào về những thành tích đã được trong suốt quãng thời gian học tập. Tuy nhiên, những thông tin về điểm trung bình của bạn, bài luận án tốt nghiệp,.. có thật sự phù hợp với nội dung của CV xin việc? Nó có làm tăng giá trị của bạn hay không? Hãy cân nhắc kỹ khi bạn muốn đưa “thông tin bổ sung” này vào CV xin việc.
Lời khuyên: Chỉ nói về các hoạt động bên trong lẫn bên ngoài trường học giúp bạn có được những kỹ năng liên quan đến công việc; đặc biệt là những kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được như: kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi với những môi trường làm việc khác nhau. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy những điều bạn học từ thực tế giá trị hơn cả bằng cấp mà bạn có.