Tìm hiểu về phong cách làm việc của người Nhật Bản2022.12.22
- Khi bắt tay làm việc với những người nước khác thì người Nhật luôn có tính nghiêm khắc và cứng nhắc. Lúc làm việc thì họ luôn làm hết mình, chơi cũng hết mình đó mới chính là tác phong của người Nhật Bản. Tuy là khi làm việc rất căng thẳng, nghiêm nghị nhưng khi giải quyết xong các vấn đề thì họ rất vui vẻ và cởi mở. Chính vì điều đó đã tạo nên những đức tính và con người Nhật theo cách riêng của họ.
- Người Nhật nổi tiếng lịch sự, nhã nhặn và trách nhiệm, một số thói quen làm cả thế giới phải nể phục. Những phong cách làm việc đặc trưng này của Nhật đáng được học hỏi ở bất cứ môi trường công sở nào.
-
1. Chăm chỉ cần mẫn như 1 "đàn ong"
- Cảnh tượng thường thấy trên các tàu điện ngầm là người Nhật ko bao giờ nói chuyện rôm rả với nhau mà họ, ai biết việc người ấy, đều tranh thủ mang sách ra đọc,mang laptop hoặc điện thoại ra đọc báo hoặc làm việc.Họ chăm chỉ nỗ lực tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để làm việc( khác hẳn với cảnh đi tàu ở VN:)==> họ nỗ lực làm việc học tập trong "từng giây", chậm chậm ,từ từ nhưng chắc chắn và chăm chỉ đều đặn cả đời.
-
2. Tôn trọng quyết định của tập thể, tận tâm làm việc vì tập thể
- Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Trẻ con từ nhỏ ở Nhật bản đã được học cách phối hợp với nhau để làm việc , nỗ lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung của cả tập thể chứ ko vì lợi ích riêng mình. Học sinh Nhật Bản từ nhỏ đã được giáo dục "Đã ko làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm việc hết mình", yêu và say mê công việc, cố hết sức phấn đấu làm việc .
- Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn kết với nhau cùng làm việc. Họ quan niệm rằng: "Thành công của họ là do nỗ lực của cả tập thể chứ ko phải là sự " xuất thần" của 1 cá nhân".
-
3. Học cách nói giảm nói tránh
- Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
- Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
-
4. Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng
- Người Nhật luôn học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào, thậm chí họ thường đến sớm một chút.
- Đây là thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
-
5. Duy trì gặp gỡ trực tiếp
- Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ.
- Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Có thể học hỏi người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.
- 6. Học cách tôn trọng sự yên lặng
- Trong một vài trường hợp, yên lặng còn có tác dụng hơn cả lời nói. Dù không nói, người Nhật vẫn biểu lộ cảm giác thực sự của mình một cách tinh tế. Chẳng hạn, khi một nhân viên lơ đễnh trong cuộc họp, sếp người Nhật sẽ nghiêng đầu và mím môi. Thay vì yêu cầu người đó nên tập trung vào cuộc thảo luận, sếp hi vọng anh/cô ấy sẽ hiểu rằng biểu cảm khuôn mặt thể hiện sự không hài lòng của mình.
- Hãy chú ý nhiều hơn tới ngôn ngữ phi cử chỉ trong cuộc sống hằng ngày của mình. Bạn thấy những người phỏng vấn bạn tỏ ra hứng thú hay chỉ đang đếm từng phút cho tới khi bạn ra khỏi phòng? Mọi người có lắng nghe khi bạn thuyết trình hay tựa lưng vào ghế với ánh mắt xa xăm?… Một khi nhận biết được những dấu hiệu này, bạn có thể điều chỉnh cách ứng xử của mình một cách phù hợp.
-
7. Không bỏ sót những điểu tưởng chừng nhỏ bé
- Những chi tiết chúng ta không quan tâm tới thì người Nhật lại chú ý tới chi tiết nhỏ: quy tắc ra vào thang máy, bạn nên ngồi ở vị trí nào trong taxi nếu đi cùng đồng nghiệp và loại nước nào bạn nên phục vụ khi tiếp khách hàng…
- Đó là kĩ năng cần có nơi công sở. Chỉ những việc nhỏ: chỗ ngồi của mình, cử chỉ trong lúc họp , gọi nhầm số… nếu bạn làm tốt, biết cách kiểm soát những chi tiết nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt trong công việc làm bạn chuyên nghiệp và được yêu mến hơn.
- Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.
- Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.