NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI TÌM VIỆC TRÊN LINKEDLN2021.10.12

  • Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng tìm kiếm và tuyển dụng việc làm, mở ra hàng ngàn cơ hội săn đón những công việc lý tưởng cho người trẻ mà trong đó LinkedIn đang trở thành một trong số những hệ thống kết nối rộng lớn và phổ biến nhất. Tuy nhiên, LinkedIn vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ và số ứng viên hoạt động tích cực chỉ bằng ⅓ so với số nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tận dụng tối đa những lợi ích mà LinkedIn mang lại cũng như những kinh nghiệm tránh những sai lầm thường gặp khi tìm việc trên LinkedIn? Bài viết sau đây sẽ là giải pháp cho bạn.
 
  • Ảnh đại diện thiếu chuyên nghiệp
 
  • Phần lớn sai lầm tìm việc đến từ việc không trau chuốt hồ sơ cá nhân trên LinkedIn mà ảnh đại diện là vấn đề cần được đề cập đầu tiên.
 
  • Một số ứng viên không sử dụng hình ảnh đại diện phù hợp, thậm chí để trống mục này. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất khiến bạn không tìm được việc. Ảnh đại diện sẽ là một trong những “first impression” đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn, kích thích sự tò mò muốn khám phá, tìm hiểu sâu về bạn. Một chiếc ảnh chụp chân dung của bạn với background sáng sủa thay vì ảnh idol, thú cưng hay gia đình sẽ tạo tính chuyên nghiệp cho hồ sơ cá nhân của bạn, đồng thời thể hiện một phần trong tính cách con người bạn. Họ cũng sẽ cảm thấy mức độ an toàn và tin tưởng vào những thông tin mà bạn cung cấp ở phần sau.
 
  • Một bức hình vui tươi, tự tin và có chút thân thiện, dễ gần cũng có thể hấp dẫn hơn đối với nhà tuyển dụng đấy!
 
  • Tiêu đề mô tả không cụ thể, mục giới thiệu bản thân chưa rõ ràng 
 
  • Mục mô tả ngắn gọn dưới khung ảnh đại diện hay mục giới thiệu bản thân cũng cần được chuyên nghiệp hoá. Ở phần tiêu đề mô tả, bạn có thể điền nghề nghiệp cùng với cách thức làm việc của bạn. Ở phần giới thiệu bản thân, bạn có thể mô tả mục tiêu, định hướng việc làm, công việc bạn đang cần, hay thậm chí là địa chỉ liên lạc. Bạn có thể chèn thêm đường dẫn đến các sản phẩm cá nhân, hay thành tựu nổi bật mà bạn đã đạt được.
 
  • Thể hiện ngắn gọn nhưng cô đọng ở phần này sẽ thu hút nhà tuyển dụng tìm hiểu sâu hơn về bạn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng từ ngữ đúng chừng mực, mang tính tích cực và không quá phô trương, thổi phồng bản thân hay mơ hồ, khó hiểu.
 
  • Bạn có thể tham khảo các hồ sơ mẫu của những ứng viên xuất sắc, những tài khoản nổi tiếng có chức vụ cao để học hỏi cách viết của họ. Một bộ hồ sơ bằng Tiếng Anh cũng là một ý tưởng hay để tăng độ chuyên nghiệp đối với nhà tuyển dụng đấy!
 
  • Không mô tả chi tiết kinh nghiệm làm việc trong quá khứ
 
  • Mọi người thường phạm sai lầm khi chỉ liệt kê các công việc mình từng làm mà không mô tả chi tiết vị trí cụ thể cũng như chi tiết công việc đó. Nhà tuyển dụng muốn thấy nhiều hơn một chức vụ. Họ muốn biết bạn đã đảm nhiệm những gì ở công việc đó và đã hoạt động ra sao. Phần mô tả này cũng không nên quá dài để tránh gây lan man, mất thời gian.
 
  • Một lưu ý nho nhỏ dành cho các ứng viên của chúng ta đó là hãy tập trung liệt kê thành tựu của những công việc gần đây nhất, và dành ít không gian cho phần mô tả những công việc cũ trước đây quá lâu. Nếu các bạn không biết nên bổ sung phần mô tả thế nào để “fit” với công việc bạn từng làm, và với công việc bạn đang muốn ứng tuyển, hãy tham khảo các Job Description. Sau đó, hãy sao chép những kỹ năng cũng như kiến thức có trong Job Description sao cho phù hợp với hồ sơ của bạn.
 
  • Theo thời gian, bạn sẽ gặt hái nhiều thành quả mới, vậy nên đừng quên liên tục cập nhật hồ sơ nhé!
 
  • Không có thư giới thiệu
 
  • Thư giới thiệu từ các đồng nghiệp hay sếp cũ sẽ là một sự công nhận về năng lực và kỹ năng của bạn. Hồ sơ của bạn sẽ được tin tưởng hơn nếu bạn có một bức thư giới thiệu hay. Đồng nghiệp giữ chức vụ càng cao thì càng tăng mức độ uy tín trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng chỉnh chu và hoàn thiện bản thư giới thiệu để mở ra cho bản thân nhiều cơ hội việc làm hơn nữa!
 
  • Hiếm xuất hiện, không kết nối với mọi người
 
  • Bản chất của LinkedIn là mạng xã hội nên việc tương tác nhiều kết hợp với sự đầu tư trong các bài đăng, bình luận về cả nội dung lẫn hình ảnh sẽ thu lại nhiều cơ hội. Càng mở rộng kết nối với mọi người trên LinkedIn và tích cực hoạt động, bạn càng tiếp cận gần hơn với công việc mình yêu thích. Tuy nhiên, tần suất hoạt động của bạn cũng nên vừa phải để tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ bạn không làm việc mà chỉ muốn tìm kiếm mối quan hệ. Online, đăng bài hay bình luận ở mức độ phù hợp để chứng tỏ bạn vừa là một người thích tìm tòi, khám phá cuộc sống xung quanh, vừa tập trung làm việc hiệu quả.
 
  • Cũng như Facebook hay các mạng xã hội khác, có rất nhiều kênh LinkedIn hay và bổ ích. Các thông tin sự kiện hay tuyển dụng đều được cập nhật liên tục và việc theo dõi các kênh đó cung cấp cho bạn rất nhiều tin tức hay ho đấy!
 
  • Ngoài ra, đừng quên cài đặt LinkedIn của mình ở chế độ công khai (public) bởi vì tài khoản LinkedIn luôn cần sự kết nối, nhận diện tốt đó nhé!
 
  • LinkedIn là vũ khí bí mật trang bị cho tất cả chúng ta trên con đường tìm kiếm công việc, đam mê phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, sử dụng vũ khí đó như thế nào cho tối ưu và hiệu quả nhất vẫn phụ thuộc vào khả năng của chúng ta. Bài viết trên đây là những kinh nghiệm được góp nhặt sau những cuộc chinh chiến đầy thử thách, hi vọng sẽ là cẩm nang bổ ích dành cho bạn!
   
  • Nguồn: Internet