'Mùa nhảy việc' sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý?
'Mùa nhảy việc' sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý?2024.02.26
Có nên nghỉ việc sau Tết không? Nghỉ việc sau Tết có được hưởng lương tháng 13 hay không? Đây là những câu hỏi làm không ít người vướng mắc đặc biệt khi một năm sắp kết thúc.
1. Nhảy việc sau Tết là xu hướng chung?
Thời điểm năm mới đến là khi các công ty tổng kết một năm đã qua. Lúc này, chắc hẳn hầu như ai trong chúng ta, nhất là những người đã đi làm, sẽ cân nhắc xem có nên tiếp tục cống hiến hay tìm cho mình một môi trường mới phù hợp với định hướng hơn.
Những người đã không còn cảm thấy kết nối với công ty, thu nhập không cao hoặc quá chán nản với công việc, họ có thể chọn “YOLO” và nghỉ việc ngay trước Tết. Nhưng cũng có một số người khác chọn ở lại đến sau Tết Âm lịch mới xin nghỉ.
Nếu Gen Z được coi là thế hệ có xu hướng nhảy việc nhiều nhất hiện nay, thì thế hệ Millennials, thậm chí thế hệ X cũng lựa chọn phương án nghỉ sau Tết này. Đó là bởi việc nghỉ việc sau Tết sẽ có lợi ích riêng của nó.
2. Nên xin nghỉ việc trước Tết hay sau Tết?
Vậy nên xin nghỉ việc trước hay sau Tết? Đây sẽ là câu hỏi làm bạn suy nghĩ nhiều nếu bạn đang cảm thấy burnout, thiếu động lực và không còn thấy tương lai phát triển ở môi trường hiện tại. Quyết định nghỉ hay không nghỉ sẽ phụ thuộc vào dự định, kế hoạch và tiêu chuẩn công việc của mỗi người. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Nếu bạn thật sự cần một khoảng nghỉ ngơi, đã có ngân sách dự phòng và kế hoạch tìm việc mới rõ ràng, bạn có thể nghỉ việc trước Tết.
Ngược lại, thời điểm sau Tết Nguyên đán là khi nhân viên các công ty nhận thưởng Tết và các khoản bonus khác cho tất cả những công việc và công sức đã bỏ ra trong năm. Đây là lý do chính mà nhiều người chọn ở lại với công ty và không vội nhảy việc. Nếu bạn chưa có một kế hoạch B nào cho mình sau khi nghỉ việc và cảm thấy có thể tiếp tục làm việc cùng công ty hiện tại, bạn có thể nghỉ việc sau Tết.
3. Nghỉ việc sau tết có được hưởng lương tháng 13?
Thông thường, người sử dụng lao động sẽ thanh toán lương tháng 13 và thưởng Tết trước dịp nghỉ Tết Âm lịch. Do đó, thông báo kết thúc hợp đồng lao động sau Tết Âm lịch sẽ đảm bảo nhân viên nhận lương tháng 13.
Vậy nếu nghỉ việc trước Tết Âm lịch thì có được hưởng lương tháng 13 không?
Căn cứ vào Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.“
Về mặt pháp luật, người pháp luật không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao đồng hoặc trả tiền lương tháng 13. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc lương thưởng trong hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, người lao động cũng đạt được doanh số hoặc số sản phẩm nhất định theo cam kết thì người sử dụng lao động phải thực hiện nhiệm vụ trả thưởng Tết và lương tháng 13 theo thỏa thuận, thường là trước Tết Âm lịch.
4. Cần làm gì nếu muốn nghỉ việc sau Tết?
Tương tự như nghỉ việc trước Tết, bạn cũng cần có kế hoạch nếu muốn nghỉ việc sau Tết.
4.1. Xác định tình hình tài chính của bạn
Điều kiện tài chính là điều tất cả chúng ta cần quan tâm trong thời điểm khủng hoảng tài chính như hiện tại. Nghỉ việc ngay lập tức sẽ để lại một lỗ hổng trong thu nhập hàng tháng của bạn. Do đó bạn cần tính đến các yếu tố như bạn có khoản tiền tiết kiệm nào không, số tiền này có thể sử dụng trong bao lâu trong kế hoạch của bạn, v.v.
Vậy nếu những câu hỏi này còn bỏ ngỏ?
4.2. Tránh nghỉ việc nếu chưa có cơ hội làm việc mới
Câu trả lời cho câu hỏi trên là không nên xin nghỉ việc nếu như bạn chưa có offer mới. Tìm kiếm công việc tiếp theo trong thời đại VUCA sẽ gặp khá nhiều trở ngại và nếu tình trạng thất nghiệp xảy ra quá lâu, có khả năng bạn sẽ chọn “bừa” một cơ hội không phù hợp với bản thân và định hướng bạn đã đặt ra trước đó.
4.3. Hoàn thành công việc tại công ty cũ
Từ lúc xin nghỉ việc sau Tết cho đến khi thật sự rời đi, bạn nên đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình. Từ công việc hàng ngày cho đến giai đoạn bàn giao, hãy chủ động làm mọi thứ trên tinh thần tích cực. Khi đó, bạn vừa giữ được trách nhiệm trong công việc vừa để lại ấn tượng tốt với những người xung quanh
4.4. Đánh giá bản thân và thị trường lao động
Hầu hết mọi người sẽ đổi việc sau Tết, nên nhu cầu tuyển dụng thời điểm này cao hơn và độ cạnh tranh cũng khắc nghiệt hơn. Một số ngành cần tuyển nhân sự bao gồm truyền thông, công nghệ thông tin, dịch vụ, kinh doanh, v.v.
Ngoài tìm hiểu thị trường các ngành, bạn cũng nên đánh giá hành trình làm việc từ trước đến nay và năng lực thật sự của mình. Nếu muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn, bạn cần rèn giũa kỹ năng chuyên môn cùng kỹ năng mềm.
4.5. Cập nhật CV
Tô điểm lại hồ sơ xin việc là điều không thể thiếu để tìm việc mới. Hãy thêm những yếu tố mới như kỹ năng, thành tựu, kinh nghiệm để CV của bạn được chấm điểm cao hơn. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV miễn phí của Glints.
Bên cạnh đó, đừng quên luyện tập và đọc các bí kíp phỏng vấn hữu ích để tăng tỷ lệ đậu việc mới nhé.