Layoff là một cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây. Đáng buồn thay đó lại là tình huống mà không ai trong số chúng ta mong muốn mình sẽ gặp phải. Vậy
lay off là gì, sa thải là gì và vì sao layoff lại trở nên phổ biến trong các công ty đến như vậy?
Lay off là gì?
Layoff là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Chúng ta thường gặp thuật ngữ này khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng, các doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc hoặc sau những thương vụ mua bán, sát nhập công ty.
Định nghĩa của layoff là:
“Layoff là cụm từ mô tả hành động của người sử dụng lao động khi họ đình chỉ hoặc buộc người lao động thôi việc, tạm thời hoặc vĩnh viễn, và vì những lý do khác chứ không phải là do hiệu suất làm việc.“
Trước đây, layoff thường đi cùng từ
temporary, có nghĩa là công ty chỉ cho nhân viên nghỉ việc tạm thời do không còn nhu cầu, do khủng hoảng hoặc không còn khả năng chi trả lương, thay đổi cấu trúc nhân sự. Và do đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu về vị trí đó trở lại, nhân sự sẽ có thể trở lại làm việc mà không cần qua quy trình tuyển dụng.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, layoff được biết đến nhiều hơn trong tình huống doanh nghiệp buộc nhân viên thôi việc hay còn gọi là
sa thải.
Hiện trạng layoff hiện nay
Do tình hình kinh tế suy thoái cùng với nhiều ảnh hưởng sau dịch COVID-19, hiện nay, tình trạng layoff đang diễn ra ở nhiều công ty trên toàn thế giới. Một trong số đó có thể kể đến là Meta, Shopee, Twitter, Netflix, v.v.
Trong số đó, tình trạng layoff diễn ra phổ biến nhất ở những tập đoàn công nghệ. Số lượng nhân viên đã bị cắt giảm thuộc những tập đoàn lớn được thống kê như sau:
- Twitter sa thải gần 50% nhân sự toàn cầu, khoảng 3.700 nhân viên
- Meta sa thải 13% nhân sự với số lượng là 11.000
- Snapchat đã sai thải 1.300 nhân sự, tương ứng với tỷ lệ 20% nhân sự của công ty này
- Microsoft sa thải gần 1.000 nhân viên vào tháng 10 vừa qua
- Lyft cắt giảm 13% nhân sự, khoảng 700 nhân viên
- Netflix đã có tình trạng sa thải tổng 450 nhân viên qua 2 đợt cắt giảm tháng 5 và tháng 6 vừa qua
- Amazon đã sa thải lên đến hơn 10.000 người, chiếm khoảng 3% nhân sự toàn cầu
- Sea – công ty mẹ của Shopee, SeaMoney và Garena cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương 10% nhân sự trong 6 tháng năm 2022 vừa qua
Một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho tình trạng này đó là việc nhu cầu của con người đã có nhiều thay đổi sau đại dịch COVID-19, tình hình chiến tranh tại Nga – Ukraina, sự biến đổi của giá dầu, thị trường chứng khoán có nguy cơ sụp đổ, chính sách đóng cửa của Trung Quốc, v.v.
Từ những nguyên nhân này, các công ty cần có kế hoạch phù hợp để tiếp tục hồi phục sau tình trạng tồi tệ trong những năm COVID, và một trong số đó chính là cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí.
Ảnh hưởng của việc lay off là gì?
Layoff sẽ có ảnh hưởng lớn đến tình hình của công ty. Một trong những mục tiêu hàng đầu của việc layoff là để cắt giảm chi phí liên quan đến nhân sự; tuy nhiên sẽ có những vấn đề phát sinh khi tình trạng layoff diễn ra như việc suy giảm hiệu suất làm việc, các chi phí phát sinh, tâm lý của nhân sự và danh tiếng của công ty.
Vì vậy, để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Trong hợp đồng lao động cần có những điều khoản rõ ràng liên quan đến việc nhân viên có thể mất việc nhưng không phải do hiệu quả công việc. Vấn đề này cần được trao đổi một cách cởi mở và thẳng thắn với nhân viên.
- Doanh nghiệp nên có một khoản đền bù thỏa đáng với những nhân sự bị cho nghỉ việc.
- Trao đổi thắng thắn và rõ ràng với nhân sự về lý do dẫn đến tình trạng sa thải.
- Có thể sa thải hàng loạt nhân sự và thay một bộ máy mới. Tuy nhiên, biện pháp này cần phải được cân nhắc một cách rõ ràng vì các chi phí liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, vận hành sẽ không nhỏ.
Nhân sự nên làm gì nếu bị lay off?
Việc layoff là điều không ai mong muốn, kể cả đối với doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, nếu bạn không may rơi vào tình huống này, bạn nên
làm gì sau khi bị sa thải? Hãy tham khảo những tips sau để không rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Việc bị sa thải có thể đi kèm với một số hình thức hỗ trợ tài chính đến từ công ty của bạn hoặc những tổ chức khác. Ví dụ:
- Trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động có thể cung cấp cho bạn khoản trợ cấp thôi việc khi họ để bạn ra đi. Đây có thể là khoản thanh toán một lần hoặc có thể là một số khoản thanh toán cách nhau trong vài tuần hoặc vài tháng.
- Trợ cấp thất nghiệp: Bạn có thể nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bằng cách nộp đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố nơi bạn làm việc.
Quản lý chi tiêu
Khi thất nghiệp, bạn sẽ không còn khoản tiền lương hàng tháng nữa. Vì vậy hãy luôn tiết kiệm một khoản tiền để có thể giúp bản thân vượt qua thời kỳ khó khăn.
Hãy quản lý chi tiêu một cách khoa học. Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, đã đến lúc tạm dừng tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết – như các khoản giải trí và thẻ thành viên phòng tập gym – ít nhất là cho đến khi mức thu nhập của bạn trở lại bình thường.
Tìm việc qua nền tảng mạng xã hội
Khi bạn đã sẵn sàng quay trở lại làm việc, hãy cởi mở với bạn bè và gia đình về tình hình công việc của bạn. Hãy nhanh chóng cập nhật CV, porfolio, và profile trên các trang tìm kiếm việc làm để sẵn sàng trở lại làm việc ở những công ty khác.
Liên tục phát triển các mối quan hệ
Dù bạn có gặp phải tình trạng layoff hay không, đừng quên liên tục phát triển các mối quan hệ xã hội của mình. Việc này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn muốn tìm kiếm các cơ hội mới cho bản thân.
Chăm sóc bản thân bạn
Đừng bao giờ quên việc chăm sóc bản thân mình. Hãy nhớ rằng việc bạn bị cho thôi việc do layoff là tình huống bạn không hề mong muốn, và không phải lỗi của bạn mà là do ảnh hưởng của nền kinh tế và chính sách công ty. Vì vậy, hãy giữ tâm lý thoải mái nhất và đừng trở nên tự ti về bản thân mình.
Tạm kết
Layoff là gì? Layoff là tình trạng khá phổ biến hiện nay trên thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi xu hướng cắt giảm nhân sự này.
Mặc dù không ai mong muốn tình trạng layoff xảy ra, nhưng bạn hãy luôn chuẩn bị cho mình lượng kiến thức nhất định để không rơi vào trạng thái hoang mang nếu bản thân gặp phải tình huống tương tự.
Nếu bạn không may là nạn nhân của đợt cắt giảm nhân sự và cần một bến đỗ tiếp theo, Glints sẵn sàng giúp bạn rút ngắn con đường đến với bến đỗ đó.