KINH NGHIỆM NHIỀU CHƯA CHẮC ĐÃ CHINH PHỤC ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG!2021.01.12

  • Kinh nghiệm phỏng vấn dày dặn đôi khi khiến bạn trở nên dè dặt, cẩn trọng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn. Và chính điều này khiến câu chuyện của bạn không thể nào chinh phục được nhà tuyển dụng.
 
  • Kinh nghiệm là câu trả lời mà không ít người khi được hỏi về chìa khóa chinh phục nhà tuyển dụng. Nhưng thực chất, đôi khi không cần đầy ắp kinh nghiệm, bạn vẫn có thể dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Những câu chuyện sau sẽ khiến bạn phải chiêm nghiệm lại câu trả lời này đấy.
 
  • Thẳng thắn, thật thà đúng lúc và đúng chỗ
 
  • Câu chuyện thực tế xoay quanh một ứng viên với kinh nghiệm chỉ vỏn vẹn 2 năm đã có thể hạ gục ứng viên có hồ sơ kinh nghiệm dày dặn lên đến 10 năm. Cú chốt hạ khiến nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên non nớt hơn kia chính là câu trả lời khi họ đặt ra câu hỏi:
 
  • “Bạn đánh giá như thế nào về người sếp cũ và mong đợi như thế nào về một người sếp mới?”
 
  • Với vốn kinh nghiệm nhiều năm và lăn xả trong biết bao buổi phỏng vấn, ứng viên 10 năm kia đã chọn hướng trả lời an toàn là dùng lời khen ngợi và biết ơn khi nhắc đến sếp cũ. Anh ta cũng thể hiện mong muốn người sếp mới là người có năng lực và bản lĩnh để dẫn dắt mình phát triển hơn. Ngược lại, ứng viên 2 năm kinh nghiệm kia lại có vẻ thật thà khi bộc bạch hết tâm tư tình cảm về người sếp cũ. Anh thể hiện rằng bản thân rất tôn trọng sếp cũ nhưng không đồng ý cách quản lý thiên về mối quan hệ tại nơi công sở vì điều này ảnh hưởng đến lợi ích chung. Anh cũng chia sẻ là bản thân đã bày tỏ quan điểm với cấp trên trước khi quyết định thay đổi môi trường mới.
 
  • Sự thẳng thắn và thật thà của ứng viên vốn lép vế về hồ sơ năng lực kinh nghiệm kia vô tình lại khiến nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý. Công ty anh đang phỏng vấn là một doanh nghiệp tư duy mở rộng và đang hướng đến sự cải cách, công bằng và tìm kiếm nhân tài phát triển trên chính năng lực cá nhân. Và nhà tuyển dụng đã nhanh chóng lựa chọn anh thay vì ứng viên vốn nổi trội về kinh nghiệm nhưng lại chọn hướng đi an toàn kia.
 
  • Điều này cho thấy không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng chỉ quan tâm đến hồ sơ kinh nghiệm của ứng viên. Điều đó không phải là yếu tố quyết định tiên quyết cho việc đậu hay rớt phỏng vấn. Nhiều nhà tuyển dụng thậm chí còn không đặt ra các câu hỏi tìm hiểu về kỹ năng hay kiến thức chuyên môn mà lại đặt ra những câu hỏi mang tính chất chia sẻ quan điểm của cá nhân để đánh giá bản chất của ứng viên đó.
 
  • Thực tế và dám thể hiện cái tôi cá nhân
 
  • Khi được hỏi về bạn sẽ đóng góp như thế nào cho doanh nghiệp của chúng tôi. Nhiều người trong số chúng ta sẽ lựa chọn trả lời theo hướng hứa hẹn rằng tôi sẽ đóng góp doanh thu, nâng tầm thương hiệu….Nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi ngược lại làm cách nào, hầu hết đều trở nên lúng túng.
 
  • Thay vì đi theo số đông đại chúng kia, một ứng viên đã lựa chọn trả lời một cách khá thực tế rằng hiện tại tôi chưa thể đóng góp gì lớn lao cho công ty, thậm chí tôi biết mình còn có thể phạm những sai sót vì tôi mới gia nhập và tôi đang cần thời gian để làm quen với tình hình thực tế của công ty cũng như yêu cầu chi tiết từ lãnh đạo. Dù không hứa hẹn nhưng ứng viên này đã thể hiện rằng bản thân là một người thích ứng rất nhanh với môi trường mới, đặc biệt thích tư duy sáng tạo và thử thách để đạt được những mục tiêu vượt qua giới hạn bản thân. Điều này đã gây ấn tượng đặc biệt trong mắt nhà tuyển dụng.
 
  • Thực tế, nhà tuyển dụng rất thông thái. Họ không thích những viễn cảnh màu hồng mà ứng viên hứa hẹn hay vẽ nên vì họ biết ứng viên thực tế sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của họ lâu dài và bền vững hơn. Do đó, đừng đi theo số đông nếu bạn là một cá thể khác biệt và có lối suy nghĩ riêng biệt.
 
  • Trên đây là những câu chuyện thực tế khi đi phỏng vấn của các ứng viên dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn chinh phục được các nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để tham khảo chuẩn bị cho vòng phỏng vấn sắp tới nhé!
 
  • Nguồn: Internet