Học, học nữa, học mãi – Đây chính là một câu tục ngữ cực kỳ nổi tiếng, nhằm giúp chúng ta nhận thức được rằng học tập là một quá trình lâu dài, nó sẽ vẫn luôn tiếp diễn, ngay cả sau khi mình đã tốt nghiệp ra trường, đi làm kiếm tiền thì vẫn phải duy trì tinh thần học hỏi, tiếp tục trau dồi kiến thức, củng cố chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải cứ học càng nhiều càng tốt. Đừng học quá nhiều, hãy học một cách thông minh!
1/ Vì sao không cần học quá nhiều?
Bạn có đang bị mông lung rằng vì sao lại không cần học quá nhiều không, đáng lẽ ra học càng nhiều càng tốt mới đúng chứ? Thật ra, để gỡ rối vấn đề này, bạn chỉ cần hình dung rằng kiến thức là một kho tàng vô tận, nếu bạn không biết cách chọn lọc, mà cứ đi học lung tung, học quá nhiều, lan man, thì bạn sẽ khó lòng nắm hết được kiến thức từ nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, mà lại dễ bị tẩu hoả nhập ma, nhầm lẫn giữa các kiến thức với nhau. Vậy là vừa mất công, mất thời gian học, mà cuối cùng lại chẳng đọng lại được bao nhiêu, không sử dụng được, cực kỳ uổng phí.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn vẫn nên ghi nhớ châm ngôn học, học nữa, học mãi, nhưng cần biết được những gì mình nên học, duy trì tinh thần học tập với những kiến thức liên quan tới công việc của mình, chứ không cần phải ép bản thân học quá nhiều, nhồi nhét kiến thức một cách vô tội vạ, thấy ai học gì cũng lật đật học theo cho bằng bạn bằng bè, mà chưa hình dung được rằng liệu những kiến thức ấy có liên quan tới mình không?
2/ Chọn lọc học những gì cần thiết cho mình
Ở phần trước, bạn đã hiểu được rằng vì sao không cần phải học quá nhiều. Cách thông minh nhất là nên học những gì cần thiết cho mình, vậy làm sao để xác định được rằng những kiến thức nào mà mình đang cần trau dồi? Chính bạn phải là người tự trả lời được câu hỏi này, chứ sẽ không có khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người, vì mỗi người sẽ làm việc trong ngành nghề khác nhau, cấp bậc khác nhau, công ty/môi trường làm việc khác nhau, và điểm mạnh, điểm yếu, khối lượng kiến thức mỗi người đang sở hữu cũng khác nhau, nên mỗi người sẽ tự cân nhắc, đánh giá và xác định xem sẽ chọn lọc học các kiến thức gì thật sự cần thiết cho mình, sau đó, sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên, điều gì cấp thiết sẽ dành thời gian học trước, điều gì chưa gấp lắm thì để lần lượt học sau, miễn sao bạn có kế hoạch cụ thể rằng sẽ học hỏi, trau dồi những điều ấy, để bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn là được.
3/ Học sâu, hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề trọng tâm
Song song với việc chọn lọc kiến thức, học thông minh, học đúng những gì cần thiết với mình, tránh học quá nhiều, thì bạn cũng cần lưu ý rằng một khi đã bắt tay vào chuyện học hành, dành thời gian để trau dồi kiến thức, thì bạn phải thật sự tập trung cao độ, chú trọng chất lượng, chứ đừng chạy theo số lượng. Tức là bạn không nên đặt mục tiêu rằng trong 1 tháng tôi phải học càng nhiều chủ điểm kiến thức càng tốt, thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc học sâu vào bản chất kiến thức, đảm bảo rằng mình hiểu rõ, hiểu đúng các vấn đề trọng tâm, tìm được sự liên kết chặt chẽ giữa các kiến thức đã học với nhau, và phân biết chúng thật rạch ròi, tránh việc để nhầm lẫn kiến thức này với kiến thức kia. Đồng thời, sau mỗi bài học, bạn cần phải biết cách thực hành, ứng dụng những gì đã học vào thực tế, thì đó mới là một cách học thông minh, biến kiến thức thành của mình, chứ không phải cứ lao đầu vào học quá nhiều một cách sáo rỗng.
4/Đừng học quá nhiều nhưng không nhớ bao nhiêu
Mục tiêu cuối cùng của việc học tập là để trau dồi kiến thức, mở mang vốn hiểu biết và nâng cao khả năng chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Chắc chắn rằng chẳng ai muốn mình mất thời gian, công sức học quá nhiều, nhưng lại quên nhanh, cuối cùng lại không đọng lại được bao nhiêu.
Để tránh rơi vào trường hợp học quá nhiều nhưng chẳng nhớ bao nhiêu, bạn cần phải đặt cái tâm của mình vào việc học, hãy quan niệm rằng học để mở mang kiến thức, tiếp thu nhiều điều hữu ích nhằm nâng cao năng lực bản thân, chứ không phải học đại cho xong, và càng không nên học như kiểu đang bị bắt ép, hoặc ráng học nhồi, học dồn để mau giỏi, để nhanh bằng người này, người kia. Học theo kiểu hấp tấp và gượng ép như thế như thế thì khả năng cao rằng bạn sẽ học không hiệu quả, học trước quên sau, học quá nhiều nhưng lại không nhớ bao nhiêu.