Trong lĩnh vực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn là thước đo năng lực và uy tín của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc sở hữu chứng chỉ năng lực xây dựng giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Ngoài ra còn khẳng định năng lực chuyên môn, tạo dựng niềm tin với khách hàng và mở rộng cơ hội kinh doanh. Vậy cụ thể chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Điều kiện để được cấp chứng chỉ như thế nào? Hãy cùng TG Vina Arks tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng nhận năng lực hành nghề của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là cơ sở pháp lý giúp các đơn vị tham gia đấu thầu, ký hợp đồng và triển khai dự án.
Dưới đây là những đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bắt buộc phải sở hữu chứng chỉ năng lực xây dựng:
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ năng lực xây dựng là 10 năm, áp dụng cho cả lần cấp mới, điều chỉnh hạng hoặc gia hạn. Trong trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng hoặc có thông tin sai lệch, bạn có thể xin cấp lại và thời hạn mới sẽ được tính tiếp từ thời điểm cấp lại, dựa trên thời hạn còn lại của chứng chỉ cũ.
Chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong ngành mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, cụ thể:
Chứng chỉ năng lực xây dựng là thước đo rõ ràng về năng lực và kinh nghiệm của các đơn vị thi công. Khi một đơn vị sở hữu chứng chỉ này, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, an toàn và chất lượng công trình. Như vậy, họ sẽ đảm bảo rằng các dự án xây dựng được thực hiện đúng tiêu chuẩn, hạn chế tối đa các rủi ro về chất lượng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Sở hữu chứng chỉ năng lực xây dựng là một cách để các đơn vị khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Chứng chỉ này như một tấm bằng danh giá, chứng tỏ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của đơn vị đó. Nhờ vậy, các nhà đầu tư, chủ đầu tư sẽ có sự tin tưởng hơn khi lựa chọn hợp tác.
Trong nhiều trường hợp, chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc theo quy định pháp luật. Việc sở hữu chứng chỉ không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn giúp hạn chế các vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền lợi của cả bên thi công và khách hàng.
Trong thị trường xây dựng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chứng chỉ năng lực xây dựng được xem như một công cụ đắc lực giúp các đơn vị nổi bật so với đối thủ. Khi tham gia đấu thầu, các đơn vị có chứng chỉ năng lực thường được ưu tiên hơn vì họ chứng minh được năng lực và uy tín của mình.
Quá trình đạt được chứng chỉ năng lực xây dựng đòi hỏi cá nhân và tổ chức không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Điều này không chỉ giúp cải thiện năng lực chuyên môn mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các xu hướng mới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Kết quả là, hiệu quả và năng suất công việc được nâng cao đáng kể.
Để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, các tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Điều 91 đến Điều 96 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Các tổ chức khảo sát xây dựng phải có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng liên kết với phòng thí nghiệm được công nhận theo quy định, phục vụ cho lĩnh vực khảo sát địa chất công trình. Ngoài ra, tổ chức cần đảm bảo có máy móc, thiết bị hoặc khả năng huy động thiết bị phục vụ khảo sát. Đội ngũ nhân sự cần có cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát với chứng chỉ hành nghề hạng III trở lên và nhân sự tham gia có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát đăng ký.
Những cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm hoặc chủ trì chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật hoặc giao thông của đồ án quy hoạch phải sở hữu chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên.
Tổ chức cần có các cá nhân giữ vai trò chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra với chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc kiến trúc từ hạng III trở lên, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. Nhân sự tham gia cũng phải có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với loại công trình và lĩnh vực đăng ký.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án cần đảm bảo cá nhân giữ chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên. Ngoài ra, nhân sự phụ trách các lĩnh vực chuyên môn như giám sát thi công, định giá xây dựng cũng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc đảm nhận.
Các tổ chức thi công cần đáp ứng các điều kiện như cá nhân giữ chức danh chỉ huy trưởng công trường có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên. Bên cạnh đó, nhân sự phụ trách thi công cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề tương ứng với công việc đảm nhận. Tổ chức cũng phải đảm bảo khả năng huy động máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu thi công công trình.
Tổ chức tư vấn giám sát cần có các cá nhân giữ vai trò giám sát trưởng với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên. Các giám sát viên tham gia thực hiện cần sở hữu chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại công trình và lĩnh vực giám sát đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 28 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được phân chia như sau:
Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP), hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:
đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
Căn cứ Điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 31 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP), quy trình cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được thực hiện như sau:
“1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực:
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2022/TT-BTC mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
“Điều 4. Mức thu lệ phí
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.
– Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
Chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc để các tổ chức hoạt động hiệu quả và hợp pháp trong ngành xây dựng. Việc hiểu rõ các quy định, điều kiện và thủ tục liên quan mà VietnamWorks HR Insider chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đảm bảo uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
#vieclamtiengNhat #vieclamcongtyNhat #tiengNhat #tuyendungcongtyNhat
Nguồn: Internet.