Trong công việc đôi khi ta phải học cách vượt qua những khó khăn để hoàn thiện mình hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là bạn phải cam chịu mọi thứ. Nếu cảm thấy
hiện tại trong thời gian dài, hãy dành thời gian cân nhắc. Liệu có nên nghỉ việc hay làm gì để cân bằng lại cuộc sống?
Ai cũng mong muốn có được công việc phù hợp với bản thân. Nếu có thể gắn bó trong thời gian dài lại càng tốt. Tuy nhiên đôi khi bản thân bỗng cảm thấy chán nản trong công việc. Mỗi buổi sáng mở mắt, bạn không còn cảm thấy có một chút động lực nào để đi làm. Hãy xem các dấu hiệu dưới đây. Liệu bạn đã chán công việc hiện tại đến mức độ nào rồi?
Thức dậy vào mỗi buổi sáng với trạng thái uể oải và mệt mỏi là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất “tố cáo” rằng bạn đang cảm thấy chán nản trong công việc.
Ngay cả khi bạn đã có một giấc ngủ đủ đầy, khi thức dậy, bạn vẫn không cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng để khởi đầu một ngày mới. Bạn không còn muốn tiếp tục hoàn thành ngay công việc còn dang dở. Thay vào đó, bạn chỉ cảm thấy lười biếng và e ngại khi nghĩ về việc đi đến công ty, đối mặt với công việc và các cuộc họp đang chờ đợi.
Hay nói một cách đơn giản, trong bạn đang tồn tại nỗi sợ hãi khi phải bắt đầu làm việc mỗi ngày.
Khi “mầm mống” của sự chán nản với công việc bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy mọi khía cạnh trong công ty dường như không còn phù hợp. Bạn sẽ thường xuyên suy nghĩ về sự khác biệt giữa cách công ty hoạt động và những gì bạn mong muốn.
Việc không tương thích với văn hóa làm việc và định hướng phát triển của công ty sẽ nhanh chóng khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực và khó khăn khi tập trung hoàn thành công việc.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể trở nên xa lánh với đồng nghiệp. Bạn không còn hào hứng tham gia vào các cuộc trò chuyện, từ chối những lời mời cùng ăn trưa hay những sự kiện ngoài giờ làm.
Bạn chỉ muốn tập trung chia sẻ trong phạm vi công việc mà không quan tâm đến những vấn đề đời thường khác. Sự chán chường khiến bạn cố gắng tách biệt bản thân ra khỏi những người đồng nghiệp và công ty.
3. Hiệu suất làm việc giảm
Mọi công việc bạn làm chỉ là “làm cho có”. Bạn chỉ muốn xong việc chứ không còn quan tâm đến việc hiệu quả đạt được ra sao dù biết sẽ bị khiển trách. Sự chán nản trong công việc vì thế thể hiện rõ nhất ở hiệu suất làm việc giảm so với trước kia. Đặc biệt so với thời điểm khi mới vào làm, lúc đó bạn là “tân binh” đang hừng hực ngọn lửa nhiệt huyết để chứng minh bản thân.
4. Phải luôn “cố tỏ ra là mình ổn”
Môi trường làm việc tốt có ảnh hưởng lớn tới mỗi nhân viên. Nếu đến công ty bạn luôn phải mỉm cười và giả vờ hài lòng trong những tình huống khiến bạn thật sự không thoải mái thì nên nghĩ đến việc rời khỏi đó ngay. Đó chính là khi bạn không còn được sống thật với cảm xúc và suy nghĩ của mình.
5. Không còn mục tiêu để phấn đấu, cố gắng
Đó là khi bạn nhận được email công việc từ sếp và trong đầu bạn chỉ muốn nhắn lại rằng: “Đây không phải việc của em!” Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa khi bạn mất đi động lực làm việc.
6. Bạn thấy bị cô lập, không được tôn trọng ý kiến
Dấu hiệu chán nản công việc khác là khi bạn thấy không còn được tôn trọng. Mọi ý kiến bản thân đưa ra đều không được chấp nhận nhưng cũng không nhận lại được lý do cụ thể vì sao. Những người trong công ty tỏ ra không thích bạn, không muốn giúp đỡ hay nhận sự giúp đỡ từ bạn.
7. Thường xuyên bị xao nhãng trong công việc
Một biểu hiện khác của sự chán nản công việc là thiếu khả năng giữ sự tập trung cao độ để hoàn thành công việc.
Bạn nhận ra rằng mình không thể nào hoàn thành được bất cứ điều gì sau nhiều giờ ngồi tại bàn làm việc. Sự tập trung của bạn bị phân tán “khắp nơi”, từ việc lướt qua các trang báo mạng, Facebook hay Instagram, cho đến việc trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những khi bạn bị phân tâm, nhưng nếu thường xuyên bị phân tâm, thì đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đã không còn yêu thích và mong muốn cống hiến trong công việc của mình.
II/ Làm gì khi chán nản công việc hiện tại?
Trong xã hội hiện tại, ai cũng cần phải giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền. Vì thế nhiều người không cho phép bản thân chán công việc hiện tại vì nếu không họ sẽ không có thu nhập. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi những việc như vậy vẫn luôn xảy ra với mọi người. Điều quan trọng là bản phải hiểu được bản chất vấn đề và tự cân bằng lại cuộc sống của mình. Ở một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy mất đi động lực để tiếp tục làm việc. Cảm giác đó như tảng đá đang ngáng chân bạn. Vậy làm gì để
lấy lại năng lượng khi gặp khó khăn trong công việc.
1. Tìm ra nguyên nhân khiến bạn chán nản với công việc
Nếu nhận thấy mình đang dần trở nên chán chường hoặc không tìm thấy hứng thú làm việc, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy bình tĩnh lại và tự suy ngẫm về những cảm xúc đó. Bạn cần ngăn cản chúng để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và tâm trạng của bản thân
Bạn có thể thử đặt ra cho bản thân những câu hỏi để hiểu rõ hơn về trạng thái hiện tại và tìm kiếm các giải pháp cải thiện. Chẳng hạn:
- Bạn có đang thực sự hài lòng với công việc hiện tại của mình?
- Bạn cảm thấy liệu mức lương mà bạn nhận được có xứng đáng hay không?
- Những gì bạn đang làm có phù hợp với những gì bạn mong muốn?
- Bạn có tìm ra được ý nghĩa công việc của mình không?
- Bạn có được giao cho đảm nhiệm công việc phù hợp với khả năng và mong đợi của mình không?
- Bạn có thực sự yêu thích những gì bạn đang làm?
- Còn điều gì khác mà bạn muốn thử làm không?
Hãy xem xét lại câu trả lời cho những câu hỏi đã được đề cập ở trên và tìm ra đâu là nguyên nhân của những chán nản và uể oải mỗi sáng thức dậy, từ đó tìm ra gốc rễ của vấn đề bạn đang gặp phải.
2. Nghỉ ngơi
Hãy nhớ bản thân bất kì ai trong chúng ta không phải cái máy. Vì thế hãy dành ra thời gian để xả hơi, thư giãn. Một ngày không email công việc, không máy tính, không điện thoại, làm những gì mình thích để nạp lại năng lượng sẽ rất tuyệt vời đấy!
3. Tự thưởng bản thân một chuyến đi
Mỗi khi chán nản công việc, thay đổi không gian sẽ là cách hiệu quả. Hãy tận dụng những khoảng nghỉ ngắn như ngày nghỉ cuối tuần để đi dã ngoại, picnic. Hay đơn giản là cafe, lang thang phố phường, thậm chí ngủ nướng ở nhà cũng có thể khiến bạn thấy tâm trạng tốt hơn.
4. Tâm sự với Sếp và đồng nghiệp
Nếu vấn đề không phải ở đồng nghiệp mà ở chính bản thân bạn, hãy thử mở lòng với mọi người xem sao. Có người cùng chia sẻ những cảm xúc với mình cũng là cách để bạn “F5” lại cảm xúc và thấy nhẹ nhõm hơn. Hãy trò chuyện với đồng nghiệp những chủ đề khác ngoài công việc nhưng đừng “gossip” nhé!
5. Nghe nhạc, nấu những món ăn ngon
Vô vàn những điều nhỏ bé có thể bạn bỏ quên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy dậy sớm và khởi đầu ngày mới bằng một bản nhạc bạn yêu thích. Sau đó chuẩn bị bữa sáng hoặc bữa trưa ngon lành, đẹp mắt để mang đi làm. Đó là một trong nhiều cách
tự tạo động lực làm việc hiệu quả đấy!
6. Ứng dụng công nghệ biến công việc nhàm chán trở nên thú vị và hiệu quả
Công nghệ có thể khiến cho công việc nhàm chán trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tương tự, công nghệ cũng có thể khiến những công việc nhàm chán trở nên thú vị hơn.
Bằng cách ứng dụng công nghệ để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, chia nhỏ các quy trình phức tạp thành từng bước đơn giản hơn, bạn có thể biến ngay cả những tác vụ nhàm chán nhất trở nên thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều.
7. Tìm công việc mới
Nếu đã thử mọi cách trên và không thành công thì chắc chắn bạn nên chuẩn bị lá đơn xin nghỉ việc. Mỗi ngày đi làm bạn chỉ đang làm cho đủ việc rồi lại đợi tới ngày mai. Bạn không có ý tưởng gì mới, mà nếu có sếp cũng không quan tâm cho lắm. Vậy hãy tìm một thử thách mới. Hãy dành thời gian thiết lập mục tiêu mới cho bản thân và thử sức ở một công việc khác, một môi trường khác. Nơi mà bạn đi làm không chỉ vì tiền mà mỗi ngày trôi qua, bạn lại học thêm được điều gì đó hữu ích.