Cẩm Nang Rèn Luyện Những Đức Tính Tốt Của Con Người2024.02.05

Con người cần trau dồi và rèn luyện những đức tính tốt đẹp nào? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những đức tính tốt của con người, cũng như những thói xấu mà chúng ta cần né tránh.

1. Tại sao con người cần phải rèn luyện những đức tính tốt?

Trong mỗi chúng ta, ai cũng nên trau dồi và rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, bởi đây là nền tảng để chúng ta thành công trong cuộc sống và trở thành một cá nhân có ích cho xã hội. Những đức tính tốt không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình dài con người áp dụng và nỗ lực rèn luyện. Bên cạnh việc trau dồi những đức tính tốt, con người cũng cần hết sức chú ý đến những thói xấu để không bị cuốn theo và trở thành một “người xấu”.

2. Những đức tính tốt của con người

Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn 10 đức tính tốt của con người bao gồm:
  • Cần
  • Kiệm
  • Liêm
  • Chính
  • Dũng
  • Nhân
  • Nghĩa
  • Lễ
  • Trí
  • Tín

3.1. Đối với bản thân

những từ chỉ đức tính tốt đẹp của con người
Những từ chỉ đức tính tốt đẹp của con người.
Trước hết, đối với bản thân, chúng ta cần trau dồi những phẩm chất tốt đẹp như:

3.1.1. Cần 

Cần được hiểu là sự cần cù, chăm chỉ và siêng năng của con người. Trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày, sự cần cù là một yếu tố quan trọng giúp con người gặt hái được thành công. Khi làm bất kỳ công việc nào, chúng ta cũng đều cần phải chú tâm, kiên nhẫn, cần mẫn vào chúng, việc hôm nay chớ để ngày mai.

3.1.2. Kiệm 

Kiệm liên quan đến sự chừng mực và tiết độ. Người có tính kiệm thường sống giản dị, điều độ, không vung tay quá chán, không chạy theo những nhu cầu giả tạo. Bên cạnh đó, họ luôn trân trọng thời gian của mình và người khác, thiết lập thời gian biểu rõ ràng và khoa học đảm bảo mọi công việc đều được thực hiện đúng và đầy đủ.

3.1.3. Liêm 

Liêm đề cập đến sự liêm chính, hay là tính trong sạch, thanh khiết và không tham lam. Ở người có tính liêm, họ không ham lợi, dù nghèo khó nhưng cũng làm những việc bất chính để chuộc lợi cho cá nhân. Họ có lối sống trung thực, thẳng thắn.

3.1.4. Chính 

Chính liên quan đến tính ngay thẳng và đứng đắn. Người có đức tính này có lối sống chính trực, ngay thẳng, làm việc không vì danh lợi mà vì trách nhiệm và lương tâm của mình.

3.1.5. Dũng

Dũng là sự dũng cảm, kiên trì, bền trí. Đây là một trong những đức tính tốt của con người Việt Nam. những người sở hữu đức tính này có lối sống mạnh mẽ, kiên cường, nghị lực, hành động theo lý trí và quyết tâm theo đuổi mục tiêu, cũng như đam mê của bản thân.

3.2. Đối với mọi người

Trong cách cư xử với mọi người, chúng ta cần trau dồi những phẩm chất đạo đức như:

3.2.1. Nhân

Đức tính này được hiểu là tình nhân ái, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Người có đức tính này có lối sống chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn. Do đó, họ thường nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

3.2.2. Nghĩa 

Nghĩa liên quan đến lòng đền ơn đáp nghĩa, thủy chung của con người. Người sở hữu đức tính này có lối sống tình cảm, có tình có nghĩa và sống biết trước biết sau.

3.2.3. Lễ

Lễ liên quan đến phép lịch sự và sự lễ phép. Người có đức tính lễ có lối sống chân thành, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác.

3.2.4. Trí

Đức tính này liên quan đến sự sáng suốt, thông minh và khôn ngoan của con người. Khi đối mặt với một vấn đề, người sở hữu đức này luôn cẩn trọng, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh và khách quan nhất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

3.2.5. Tín

Tín đề cập đến việc giữ chữ tín và lời hứa của con người. Bạn biết đấy, uy tín là một bảo vật quý của mỗi người. Người có chữ tín là người luôn giữ lời hứa của mình, sống chân thành, không gian dối, không làm những điều gây mất uy tín của bản thân, cũng như người khác.

4. Những tính xấu bạn cần tránh

Những đức tính và thói quen xấu con người cần đặc biệt tránh xa có thể kể đến như:
  • Bất kính, không tôn trọng người khác
  • Giả tạo, bịa chuyện nhằm bôi nhọ giảm uy tín của người khác
  • Biện minh, thiếu tinh thần trách nhiệm
  • Bắt nạt người khác
  • Thiếu trung thực
  • Không tôn trọng giờ giấc
  • Nịnh hót
  • Thiếu tính kỷ luật
  • Sống ích kỷ
  • Giả nhân giả nghĩa