Cách lựa chọn từ ngữ khi viết CV để thu hút nhà tuyển dụng
Cách lựa chọn từ ngữ khi viết CV để thu hút nhà tuyển dụng2022.11.30
Một bản CV chỉ thực sự có giá trị khi nó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và giúp bạn có được cơ hội phỏng vấn, nếu không, CV của bạn có thể bị loại ngay lập tức. Tham khảo cách lựa chọn từ ngữ khi viết CV để thu hút nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về điều này.
Lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia là bạn nên tạo CV của mình với càng nhiều động từ, tính từ và trạng từ càng tốt. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều các từ loại trên, CV của bạn có vẻ không thực tế. Do vậy, bạn cần thực sự biết cách lựa chọn từ ngữ và tần suất chúng xuất hiện trong CV.
Làm sao để lựa chọn từ ngữ khi viết CV để thu hút nhà tuyển dụng?
1. Tránh từ ngữ trong "danh sách đen" của nhà tuyển dụng
Thật khó để tin rằng chỉ bằng một vài từ, bạn có thể thu hút nhà tuyển dụng, đủ để họ không ngừng đọc CV của bạn nhưng rõ ràng từ ngữ thực sự có sức mạnh. Một số nhà tuyển dụng từng chia sẻ rằng họ có một danh sách từ ngữ gây khó chịu mà nếu ứng viên sử dụng trong CV thì hồ sơ đó có nguy cơ bị loại.
Dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ ít khi loại CV của ứng viên ngay lập tức chỉ vì ứng viên vô tình nhắc đến những từ ngữ không phù hợp nhưng rõ ràng sẽ hoàn hảo hơn nếu không có những từ đó. Ví dụ, một nhà tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho biết cô không bao giờ muốn nhìn thấy từ "hỗ trợ" hay "giúp đỡ" trong CV của ứng viên. Cô muốn biết ứng viên đã làm được những công việc nào, kết quả ra sao chứ không phải giúp đỡ được ai trong văn phòng.
Nhìn chung, nhà tuyển dụng muốn đánh giá về kinh nghiệm, sự thành thạo các kỹ năng của ứng viên thay vì những từ ngữ diễn tả nội dung mơ hồ. Ví dụ, nếu bạn đã giúp giám đốc marketing bằng cách nghiên cứu các thiết bị PDA phù hợp với nhu cầu của bộ phận thì hãy nêu trong CV rằng bạn đã "nghiên cứu các thiết bị PDA cho bộ phận marketing". Đây là cách minh hoạ một hành động cụ thể, rõ ràng và chính xác những gì bạn đã làm.
Một số nhà tuyển dụng khác lại không thích ứng viên dùng các từ mô tả chất lượng công việc từ quan điểm cá nhân, chủ quan trong CV. Những từ mà ứng viên cần tránh có thể là: khéo léo, hiệu quả, cẩn thận, nhanh chóng, chuyên gia, thành thạo, v.v. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn làm việc như thế nào chứ không phải bạn cảm thấy mình đã làm như thế nào.
2. Đặt kỹ năng tốt nhất lên đầu CV
Nếu bạn muốn chỉ ra rõ ra rằng bạn giỏi một số thứ hơn những thứ khác, hãy liệt kê các kỹ năng tốt nhất phục vụ trực tiếp cho công việc lên đầu CV. Điều này giúp CV của bạn có vẻ tập trung hơn, rõ ràng hơn.
Theo lời khuyên của Blog tư vấn việc làm, bạn không nên khoe khoang nhưng cũng không nên quá tự ti. Việc dùng từ ngữ khách quan và đặt chúng lên đầu giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy và đánh giá bạn như một ứng viên chuyên nghiệp, phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
Sau đây là một ví dụ về cách tránh khoe khoang trong CV trong khi vẫn truyền đạt sự xuất sắc của bạn. Thay vì nói rằng bạn "khéo léo" làm công việc X, hãy bỏ trạng từ và định lượng X, chẳng hạn như "tôi đã làm X và tăng doanh số bán hàng lên 15%". Tránh dùng các từ ngữ như tiên tiến, điều phối, tạo điều kiện, khả năng đã được chứng minh, v.v.
3. Làm một bản tóm tắt
Bạn hãy thử tăng thêm sức sống cho CV của mình bằng cách càng cụ thể càng tốt về trách nhiệm hiện tại và trong quá khứ, đặc biệt nếu đó là những trách nhiệm tương đồng với công việc bạn ứng tuyển. Những từ ngữ như chịu trách nhiệm, đảm nhiệm, xử lý tác vụ, v.v. thường gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Những cụm từ đó cho nhà tuyển dụng biết chính xác trách nhiệm của bạn là gì và hiệu quả thực tế mà bạn đã làm được. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý thì các cụm từ như "quản lý nhóm 10 nhân viên của công ty X", "giám sát ngân sách đầu tư vốn của Y" hoặc "đề xuất các chương trình đào tạo cho nhân viên Z" đều là những cách hiệu quả để giải thích chính xác những gì bạn làm và đã đạt được. Hãy cụ thể và chi tiết nhất có thể, trong khi không cung cấp bất kỳ thông tin bí mật nào về doanh nghiệp hiện tại/công ty cũ của bạn.
Nhìn chung, hãy nhớ rằng CV của bạn phải luôn là một tuyên bố thực tế, đồng thời cũng là một công cụ tiếp thị và bạn đang sử dụng nó để tiếp thị sản phẩm có giá trị nhất của mình - công việc và những thành tích đạt được. Sử dụng các từ và cụm từ miêu tả hành động để khiến thông điệp của bạn mạnh mẽ hơn sẽ thu hút nhà tuyển dụng và tăng khả năng được mời phỏng vấn cũng như có được công việc mơ ước.