Khi đi học hoặc đi làm, bạn đã nghe nhiều lần những điều tương tự như: “Chúng ta cần brainstorming cho dự án sắp tới, vấn đề này cần mọi người brainstorming trước khi thực hiện”… Vậy brainstorming là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến thế? Hay làm thế nào để lên những ý tưởng sáng tạo, hiệu quả?
“
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao“, dù bạn là người có nguồn ý tưởng bao la đến mấy thì cũng đến lúc nó cạn kiệt, đó là lý do bạn nên brainstorming cùng với đội/ nhóm (team) của mình. Tập thể sẽ giúp bạn hoàn thiện kế hoạch và giải quyết những vấn đề tồn đọng để thực hiện mọi thứ suôn sẻ.
Brainstorming mang nhiều lợi ích thiết thực giúp công việc của tập thể hoàn thành tốt hơn – Ảnh: Internet
I/ Brainstorming là gì? Tầm quan trọng của brainstorming
Brainstorming được hiểu là phương pháp động não, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Bằng cách dựa trên các ý tưởng tập trung xung quanh vấn đề cần giải quyết, những người brainstorming sẽ xem xét các mặt lợi ích – tồn đọng rồi rút ra đáp án tốt nhất, sau đó tiếp tục triển khai.
Định nghĩa brainstorm được tạo ra bởi “ông trùm” lĩnh vực quảng cáo – Alex Faickney Osborn và nó đã xuất hiện đầu tiên trong quyển sách do ông biên soạn vào năm 1984. Sau đó, brainstorming trở thành thuật ngữ quen thuộc với mọi người, không kể công việc hay ngành nào.
Brainstorming đem đến sự tích cực và tạo ra giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề. Thông qua trao đổi, thảo luận, tập thể sẽ tiếp nhận nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo khác nhau với cùng một chủ đề. Sau khi có sự thống nhất của tập thể, vấn đề sẽ được giải quyết một cách tối ưu nhất.
II/ 5 bước để brainstorming hiệu quả
1. Nuôi dưỡng chất xám
Bộ não có khả năng tiếp nhận xung quanh rất nhạy bén và biết cách sắp xếp nó vào “ngăn kéo”, làm phong phú thêm tư duy. Chuyện trò nhiều hơn với người khác, đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép, chụp ảnh, đọc sách, xem phim truyền cảm hứng… hoặc đơn giản là làm bất cứ điều gì bạn thích để giải tỏa sự buồn chán là cách giúp tâm hồn rộng mở và nuôi dưỡng trí não.
Nuôi dưỡng chất xám giúp phương pháp brainstorming hiệu quả hơn – Ảnh: Internet
2. Brainstorming là quá trình cần thời gian
Một câu nói kiểu
“Hãy brainstorming đi” không thể khiến ý tưởng tuôn trào ngay lập tức. Brainstorming là quá trình cần thời gian, nhất là với những người mới thì họ cần có sự bắt nhịp để quen dần. Hãy tự trau dồi bằng cách brainstorming với chính mình rồi sau đó brainstorming với nhiều người khác. Khi nảy ra bất kỳ ý tưởng nào, bạn nên ghi chú lại vì sau này chúng sẽ có ích cho bạn.
3. Kiềm chế những lời phê bình
Đưa ra ý tưởng và tự mình nhận xét rằng sáng kiến này không phù hợp; luôn chỉ trích đóng góp của người khác, bỏ qua khía cạnh hay trong đó… là điều mà bạn cần tránh khi brainstorming. Quá trình brainstorming không đơn thuần chỉ để nói lên ý tưởng, quan điểm của mỗi người.
4. Tìm tòi và sử dụng bản đồ tư duy mindmap
Những ý tưởng hợp lý cùng suy nghĩ tổng quan sẽ giúp bạn có được giải pháp phù hợp để lường trước các trở ngại. Nếu muốn nhìn nhận vấn đề đa chiều, hãy thường xuyên tìm tòi, quan sát và học hỏi. Sử dụng bản đồ tư duy mindmap là phương pháp tuyệt vời để bạn chủ động brainstorming, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.
5. Tập trung và không sử dụng thiết bị công nghệ
Những cuộc gọi, chuông tin nhắn, âm nhạc… có thể khiến bạn mất tập trung, đôi lúc còn rối trí và không sẵn sàng để brainstorming. Do đó, bạn nên tắt hết các thiết bị công nghệ và chỉ tập trung vào brainstorming để nâng cao hiệu quả.
6. Áp dụng Brainstorm trong các lĩnh vực nào?
Brainstorm có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quảng cáo, marketing, giải trí, kỹ thuật… Một phương pháp Brainstorm hiệu quả sẽ khiến kết quả mang lại đôi khi vượt ra khỏi sự mong đợi.
III/ Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorm
- Chỉ trích ý tưởng của nhau.
- Chỉ có một vài người trong nhóm đưa ra ý kiến.
- Không ghi chép lại các ý tưởng (mỗi ý tưởng đều có giá trị của riêng nó).
- Chọn thời điểm và không gian brainstorm không thích hợp.
Khi brainstorming tuyệt đối không được chỉ trích ý tưởng của người khác – Ảnh: Internet
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được brainstorming là gì và cách để brainstorming hiệu quả. Bạn hãy áp dụng brainstorming và chia sẻ các ý tưởng tuyệt vời cùng mọi người để có được kế hoạch thực hiện tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong công việc nhé.