Trong mọi khía cạnh cuộc sống cũng như trong công việc,
kỹ năng quan sát là vô cùng cần thiết và nó đòi hỏi mỗi người phải có chủ đích, ghi nhớ và suy nghĩ, xâu chuỗi các sự kiện liên quan để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
I/ Kỹ năng quan sát là gì?
Quan sát là cách nhìn nhận sự vật và hiện tượng một cách chi tiết, cần đến phân tích. Quan sát để hướng đến và phục vụ cho mục đích với chủ ý rõ ràng. Nếu không dùng óc quan sát, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình hàng ngày bằng một cách ngẫu nhiên.
Nói quan sát là một kỹ năng vì nó không chỉ phụ thuộc vào tích cách con người, vào thị giác, mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Việc rèn luyện kỹ năng quan sát sẽ rất có ích trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi người.
Chưa nói đến thành công trong sự nghiệp, quan sát tốt cũng đã phần nào giúp bạn cảm nhận được cuộc sống xung quanh trọn vẹn hơn.
II/ Tại sao nói kỹ năng quan sát rất quan trọng?
Quan sát giúp các nhà khoa học nhận ra sự mới lạ của sự vật, khám phá ra quá trình tiến hóa của vũ trụ hoặc tìm thấy những chân lý mới.
Trong đời sống hàng ngày, quan sát giúp bạn thu nhận thông tin và đưa ra những nhận định để đánh giá thông tin đó. Từ việc quan sát, ghi nhớ và xâu chuỗi mọi việc xung quanh, bạn sẽ nhận ra bản chất vấn đề tốt hơn và qua đó hướng tới việc giải quyết công việc nhanh chóng, tối ưu hơn.
Quan sát là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Khác với sự quan sát theo bản năng của con người, bạn không chỉ nhìn nhận mọi thứ ngẫu nhiên hoặc là giải trí mà là quan sát có chủ đích để ghi nhớ, sau đó kết hợp mọi thứ lại với nhau để đưa ra phương án giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Là một trong những kỹ năng mềm có tầm ảnh hưởng lớn trong công việc, kỹ năng này giúp bạn có được các đánh giá và nhận định chính xác hơn về một sự vật hay hiện tượng nào đó xảy ra xung quanh bạn. Tất nhiên không tự nhiên mà có, để đạt được nó thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn cần nỗ lực học hỏi và rèn luyện.
Ngày nay dù ở bất kỳ một ngành nghề hay lĩnh vực nào, cũng đều cần vận dụng kỹ năng quan sát bởi đây là một yếu tố không thể thiếu trong hành trang dẫn bạn đến thành công.
III/ Kỹ năng quan sát thể hiện qua các yếu tố nào?
Trong bất mọi lĩnh vực từ nghiên cứu, công nghệ và dịch vụ, y tế cho đến khoa học, v.v. đều đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng quan sát. Việc rèn luyện các kỹ năng mềm, trong đó ắt hẳn có kỹ năng quan sát sẽ giúp ích cho sự phát triển của bản thân.
1/ Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Có lẽ một trong những khía cạnh đặc biệt nhất của giao tiếp hiệu quả phải kể đến là khả năng lắng nghe tích cực.
Khi sở hữu khả năng này, bạn có thể dành sự tập trung cho người nói, hiểu thông điệp của họ muốn truyền tải và trả lời một cách thích hợp và chu đáo.
2/ Tư duy phản biện
Khả năng suy nghĩ chín chắn của bạn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kỹ năng quan sát. Tư duy phản biện, khả năng phân tích bối cảnh cùng những sự kiện để bạn có thể hiểu một cách thấu đáo một vấn đề nào đó, đòi hỏi bạn phải giữ trạng thái khách quan khi xác định vấn đề và đưa ra các giải pháp hiệu quả.
3/ Trí tuệ cảm xúc
Khả năng đánh giá, điều chỉnh cảm xúc cũng như nhận biết và thấu cảm với cảm xúc của người khác gộp chung lại là một kỹ năng có tên là trí tuệ cảm xúc.
Mặc dù lợi ích chính của kỹ năng này là giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh và gây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa, nhưng đây cũng là một công cụ quan sát mạnh mẽ.
Bằng cách xác định các trạng thái cảm xúc của người khác, từ đó bạn có thể nhận ra cách bạn nên tương tác và phản ứng lại với họ.
4/ Chú ý đến các chi tiết nhỏ
Chú ý đến chi tiết được hiểu là khả năng tiếp cận và hoàn tất nhiệm vụ một cách tỉ mỉ và chính xác.
Kỹ năng này có đóng góp quan trọng trong năng suất, nhưng cũng là chìa khóa để quan sát hiệu quả bởi nó cho phép bạn nhận ra những chi tiết nhỏ và biết cách điều chỉnh hành động của mình để phù hợp với chúng.
IV/ Các kỹ năng quan sát cần rèn luyện
1/ Quan sát ánh mắt
Từ đôi mắt mà bạn có thể biết được rằng đối phương đang vui vẻ, thân thiện hay đang không thoải mái đối với bạn. Tuy nhiên, để nhận biết được, bạn cũng cần phải sử dụng khả năng tập trung quan sát của mình và bạn có thể dễ dàng nhận biết được tâm trạng của đối phương qua một số cách sau đây:
- Đối phương đang chau mày, mắt trợn trừng với bạn, mí mắt khép lại có nghĩa là họ đang rất tức giận về một điều gì đó đã hoặc đang xảy ra.
- Khi bạn thấy mắt của đối phương đột nhiên mở to, chân mày chau lại thì lúc này họ đang sợ hãi điều gì đó.
- Còn nếu mi trên đang được thả lỏng, chân mày co lại tức là bạn đang nhận được sự khinh thường từ phía đối phương.
2/ Quan sát nét mặt
Chúng ta có thể nhận biết được người đối diện đang cảm thấy vui, buồn qua những gì họ thể hiện trên khuôn mặt.
Khuôn mặt là nơi thể hiện cảm xúc rõ rệt nhất vì vậy bạn sẽ hiểu rằng họ đang vui nếu như thấy họ mỉm cười, họ thấy buồn vì họ đang khóc hoặc một số biểu cảm khác. Việc này thực chất vô cùng đơn giản và chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đều dễ dàng để nhận biết được điều đó.
Đây là cách dễ nhất giúp bạn phân biệt trong các cách nhận biết tâm tư của người đối diện, và để có thể hiểu hơn về đối phương, trước tiên bạn cần sử dụng được cách nhận biết này thật chính xác. Đây là một cách quan sát rất quan trọng giúp bạn có được tình cảm từ đối phương.
3/ Quan sát cách thở
Hơi thở cũng là một yếu tố giúp bạn phán đoán tâm trạng của đối phương chính xác.
Có rất nhiều biểu hiện khác nhau nhưng con người không thể ra lệnh cho hơi thở của mình được vì vậy đây cũng là cách giúp bạn đưa ra kết luận khá chuẩn xác dành cho đối phương của mình.
V/ Mẹo cải thiện và rèn luyện kỹ năng quan sát
1/ Tập trung phân tích
Khả năng tập trung rất khó rèn luyện bởi xung quanh chúng ta luôn tồn tại nhiều điều chi phối suy nghĩ, ánh mắt và cảm xúc của ta. Và bạn không thể nhận ra được bất cứ điều gì nếu bạn nhìn hoặc nghĩ về nơi khác mà không hề tập trung vào người đối diện.
Tập trung không phải nhìn chăm chú vào một điểm mà bạn còn phải đặt tâm trí của mình vào đó.
2/ Sự nhẫn nại rất quan trọng
Khi bước vào một môi trường mới hoặc tham gia cuộc giao tiếp với người lạ, bạn phải biết cách nhẫn nại.
Nhẫn nại để quan sát cử chỉ, hành động của họ hoặc nhẫn nại trò chuyện để khám phá thêm những điều mới mẻ. Nếu bạn quá vội vàng sẽ bỏ qua nhiều chi tiết tuy nhỏ nhưng đắt giá.
3/ Thân thiện, cởi mở
Tâm trạng và tinh thần rất quan trọng trong việc bạn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó. Cụ thể là nếu bạn vui vẻ và đón nhận mọi thứ xung quanh đều thân thiện và đáng trân trọng, bạn sẽ có những cái nhìn tích cực hơn. Sự cởi mở sẽ giúp bạn biết rằng thế giới xung quanh còn nhiều điều để bạn tiếp thu và học hỏi.
Nếu không thể cởi mở và thiếu niềm tin, thì việc quan sát mọi sự vật của bạn sẽ không đạt được kết quả khả quan.
4/ Rèn kỹ năng tư duy biện luận
Tư duy phản biện chính là trọng tâm của việc quan sát. Khả năng có thể đặt câu hỏi, lập luận chặt chẽ và phân tích những điều bạn quan sát thấy có thể làm nên hoặc phá hỏng thành quả từ quá trình quan sát của bản thân.
5/ Giữ đầu óc mở mang
Bạn nên học hỏi một cách có chủ ý, nên biết rõ mục tiêu của mình trong việc quan sát. Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên HR giỏi, bạn nên quan sát xem điều gì trong thế giới xung quanh giúp bạn đạt được điều đó, hoặc xem xét nhiều khía cạnh để tránh mắc phải sai lầm nào.
Nếu bạn có mục đích rõ ràng đối với việc quan sát, bạn sẽ cần tập trung hơn vào những điều tích cực và nâng cao cơ hội tìm thấy các thông tin hữu ích.
6/ Sống chậm lại
Thật khó để có thể quan sát mọi thứ khi bạn luôn trong tình trạng vội vàng. Quan sát tốt đòi hỏi bạn phải dừng lại để nhìn, để lắng nghe và sẵn sàng đối mặt những trải nghiệm mới mẻ xung quanh.
Phần lớn sức mạnh của quan sát sẽ không còn nếu bạn không thể sống chậm lại. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ đi nhiều thông tin quan trọng bởi bạn chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc bạn quan sát được mà thôi.
7/ Luyện ghi chú nhiều hơn
Hãy cố gắng chủ động ghi nhận các chi tiết cụ thể và ghi lại vào bộ nhớ của mình. Làm được điều này thì bạn sẽ có khả năng đạt được mức độ nhận biết sâu hơn về một chủ thể.
Lấy ví dụ đơn giản về một bể cá của bạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi nhận số lượng cá mà bạn nhìn thấy mỗi ngày. Từ đó, bạn có thể xác định xem con số có thay đổi hay không và sau đó xem xét lý do tại sao có sự thay đổi này.
Khi quan sát nhiều hơn, bạn có thể cố gắng lưu ý các chi tiết ngoại hình của từng con cá, phân biệt chúng và xác định xem bạn có nhìn thấy cùng một con cá hàng ngày hay không.