Bảy cách để hòa nhập hơn với đồng nghiệp2023.12.04

Chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp, tìm hiểu đóng góp và trải nghiệm sống của đồng nghiệp để ứng xử phù hợp sẽ giúp bạn hòa nhập hơn trong công ty.

Hòa nhập trong một tổ chức có nghĩa là chấp nhận và đánh giá cao tài năng và phẩm chất của từng đồng nghiệp mà không đòi hỏi sự áp đặt. Khi điều này xảy ra, không chỉ nhân viên hạnh phúc hơn trong công việc mà tổ chức còn được hưởng lợi nhờ năng suất của họ được nâng cao hơn.

Bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong hành vi của chính mình, bạn có thể tạo ra những tác động tích cực đối với trải nghiệm tại nơi làm việc. Sau đây là 7 hành động nhỏ bạn có thể thực hiện để hòa nhập hơn với đồng nghiệp và giúp thúc đẩy một môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho mọi người.

Cùng ăn uống và lắng nghe trải nghiệm sống của đồng nghiệp sẽ giúp tìm ra thêm những cách ứng xử phù hợp. Ảnh minh họa: Pixabay

Cùng ăn uống và lắng nghe trải nghiệm sống của đồng nghiệp sẽ giúp tìm ra thêm những cách ứng xử phù hợp.

1/ Ghi nhận đóng góp của đồng nghiệp

Mức độ được biết đến tại nơi làm việc cho phép các cá nhân thể hiện khả năng của mình, được những người ra quyết định biết đến và phát triển các mối quan hệ. Trong khi đó, nếu không được chú ý, những đóng góp của một số nhân viên hay nhóm yếu thế trong công ty dễ bị bỏ qua.

Vì vậy, cần xác định và làm nổi bật thành tích của những đồng nghiệp có năng lực cao. Bạn có thể hỗ trợ họ bằng cách ghi nhận công khai những đóng góp và khuyến khích họ phát biểu, trình bày trong các cuộc họp.

 

2/ Chú ý đại từ xưng hô

Việc này bao gồm cách bạn giới thiệu bản thân tại các cuộc họp như dấu hiệu cho biết bạn đang là đồng minh với họ, nhất là những người thường được bạn tiếp xúc. Bạn cũng nên chú ý đến đại từ xưng hô với tất cả đồng nghiệp khác nói chung trong môi trường làm việc.

 

3/ Tránh ngôn ngữ phân biệt giới tính

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng ngôn ngữ không phân biệt giới tính tại nơi làm việc có liên quan đến hạnh phúc tốt hơn cho những nhân viên xác định là LGBTQ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng ngôn ngữ bạn sử dụng là ngôn ngữ trung lập về giới tính. Ví dụ: sử dụng "mọi người" thay vì "các chàng trai" có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn.

 

4/ Kiểm tra vốn từ vựng bản thân

Nên tránh dùng các từ lóng trong môi trường làm việc vì chúng có nhiều nguồn gốc hoặc tầng nghĩa khác nhau. Vì vậy, nên tích cực đánh giá vốn từ vựng của bản thân để sử dụng phù hợp.

 

5/ Chia vui cùng các đồng nghiệp

Một nơi làm việc đa dạng bao gồm những người có xuất thân khác nhau, ăn mừng các lễ hội khác nhau, có thể là theo tôn giáo hoặc mang tính lịch sử. Tạo điều kiện cho đồng nghiệp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện đó là một cách tuyệt vời để tôn trọng bản sắc mỗi cá nhân.

Tốt hơn nữa, bạn có thể cùng ăn mừng những dịp này với đồng nghiệp nếu có thể. Điều đó giúp họ cảm thấy được chấp nhận và nâng cao tinh thần, ngoài việc xây dựng sự an toàn về tâm lý.

 

6/ Sáng tạo trong cách gắn kết nhóm

Trong khi tổ chức các hoạt động gắn kết nhóm, hãy tính đến sự sẵn sàng và mức độ quan tâm của tất cả thành viên trong nhóm. Nếu các ý tưởng chỉ xoay quanh tiệc tùng tại quán rượu vào buổi tối, điều đó có thể cản trở sự tham gia của một số người có con nhỏ, chăm sóc cha mẹ già hay nhân viên làm việc từ xa và những người không uống đồ có cồn.

Thay vào đó, hãy xem xét bổ sung thêm các hoạt động như trò chuyện trực tuyến, tổ chức hoạt động tình nguyện cộng đồng hoặc trò chơi, đố vui. Việc đảm bảo mọi người đều có thể tham gia vào càng nhiều hoạt động tập thể càng tốt sẽ giúp nhóm thực sự gắn kết và vui vẻ cùng nhau.

 

7/ Quan tâm đến đồng nghiệp

Lên lịch uống cà phê và ăn trưa với những đồng nghiệp có xuất thân khác bạn. Quan tâm đến trải nghiệm sống trong và ngoài văn phòng nhưng không xâm phạm đời tư của họ. Qua những gì họ chia sẻ, bạn sẽ biết thêm những cách để ứng xử phù hợp, nhằm có thể hòa nhập hơn.

Hòa nhập tại nơi làm việc không phải là hành động một lần. Nó là trải nghiệm không ngừng phát triển, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả nhân viên, bất kể cấp độ thâm niên, nhằm giúp mọi người cảm thấy được hòa nhập với nhau.

Do đó, hãy hình thành và thường xuyên thực hành các hành vi hòa nhập cho đến khi chúng trở thành thói quen và tự động. Bắt đầu với những hành động nhỏ này có thể cho phép bạn thay đổi mức độ hòa nhập của mình.