7 ĐIỀU BẠN CẦN CÂN NHẮC TRƯỚC KHI CHẤP NHẬN LỜI MỜI NHẬN VIỆC
7 ĐIỀU BẠN CẦN CÂN NHẮC TRƯỚC KHI CHẤP NHẬN LỜI MỜI NHẬN VIỆC2021.11.09
Lúc này, nhà tuyển dụng đã chính thức chọn bạn, vấn đề còn lại chỉ còn là quyết định ở bạn mà thôi. Trong thời dịch bệnh việc làm khan hiếm như hiện nay, đa phần người lao động đang mong có việc làm, hành động đầu tiên là cái gật đầu. Tuy nhiên, sự vội vàng này có thể sẽ khiến bạn hối hận. Điểm qua 7 yếu tố then chốt bạn nên cân nhắc trước khi chính thức nhận lời nhà tuyển dụng mà mình chia sẻ sau đây, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác.
Mức lương
Mục đích cao nhất của việc đi làm, chẳng phải là vì lương thưởng hay sao? Vậy nên, hãy tìm hiểu mức lương cho vị trí mà mình được tuyển dụng trước khi đi phỏng vấn.
Hiện nay, bất cứ một ngành nghề nào cũng có thể tìm kiếm được mức lương trung bình cho nó thông qua mạng. Căn cứ vào thông tin này và xem xét kinh nghiệm làm việc mà bạn có, để bạn đánh giá xem mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra đã hợp lý hay chưa.
Mức thưởng và trợ cấp
Ngoài lương, bạn cần quan tâm thêm yếu tố mức thưởng và trợ cấp cho vị trí mà bạn được tuyển dụng. Cụ thể, bạn cần phải tìm hiểu xem liệu chế độ bảo hiểm, trợ cấp, đãi ngộ, mức thưởng khuyến khích làm việc,.. của công ty đó có tốt hay không?
Yêu cầu công việc
Với vị trí mà bạn ứng tuyển, bạn cần phải cân nhắc kỹ trong từng yếu tố mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn đáp ứng được bao nhiêu tiêu chí. Nếu như bạn không đáp ứng được trên một nửa số yêu cầu, thì đừng nhận công việc này.
Nếu bạn đáp ứng được hết thì càng tốt, còn không thì bạn cần đáp ứng ít nhất được một nửa yêu cầu đã đặt ra. Và bạn có khả năng có thể học hỏi để thực hiện được hết các yêu cầu còn lại một cách nhanh nhất.
Đam mê với công việc
Đam mê với công việc đối với giới trẻ ngày nay là cực kỳ quan trọng, nó cũng như mức lương vậy. Bởi vì có đam mê, bạn mới có thể “yêu” thử thách mà công việc mang đến. Có thể nhiều người nghĩ, chỉ cần mức lương cao, thì đam mê luôn tồn tại. Nhưng thực tế lại khác, khi bạn không đam mê, khó khăn trong công việc sẽ khiến bạn nản chí. Từ đó, nó kéo theo hệ lụy là bạn khó có thể thăng tiến trong chính công việc mà mình đang sở hữu.
Để biết được bản thân mình có thực sự đam mê công việc này hay không. Bạn cần xem xét rằng, liệu những gì mình nhận được, học được khi tham gia làm việc; qua yêu cầu từ công ty, liệu nó có ý nghĩa với bạn?
Đánh giá về uy tín công ty
Nếu công ty này không phải là một công ty kinh doanh hợp pháp thì chắc chắn là không nên tham gia vào nó rồi đúng không? Nhưng uy tín ở đây muốn nói, là xét trên một khía cạnh khác, nói đến mức độ phát triển của công ty trong tương lai.
Để một thương hiệu luôn giữ được sự nổi tiếng và uy tín trên thị trường, công ty đó cần có chính sách thu hút và phát triển nhân tài/ nhân sự. Bạn cần biết được, công ty mời mình làm việc, có quan tâm đến sự thăng tiến và ý kiến đóng góp đến từ nhân viên hay không? Công ty đó, có tập trung tuyển dụng và đầu tư xứng đáng cho nhân tài họ tuyển dụng hay không?
Nơi làm việc của vị trí bạn được mời làm việc
Bạn muốn làm việc tại thành phố lớn nhộn nhịp, sôi động hay là dù bất cứ đâu bạn cũng sẽ theo đuổi nó đến cùng?
Khi bạn là sinh viên, bạn muốn có nhiều trải nghiệm, bạn muốn đi đây đi đó. Nhưng đó là trường hợp bạn nghĩ bạn chỉ gắn bó với công việc này chỉ một thời gian ngắn với hạn mức 5 trở xuống.
Còn khi bạn xác định công việc này là “cần kiếm cơm” của bạn lâu dài, thì hãy cân nhắc thật kỹ về nơi làm việc. Vì nó, còn ảnh hưởng đến sinh hoạt về sau của bạn, bạn thực sự muốn ở đâu khi nghỉ hưu chẳng hạn, hãy chọn nơi đó để làm việc.
Vấn đề tăng ca
Tăng ca là một vấn đề khá nhạy cảm mà bất cứ một newbie nào cũng dễ bỏ sót điều này khi được tuyển dụng. Rất nhiều công ty tăng ca, mà không trả lương cho việc làm thêm ngoài giờ này, do đó hãy tìm hiểu kỹ, hỏi kỹ nhà tuyển dụng về việc có thường xuyên tăng ca hay không, và chế độ lương thưởng cho vấn đề này.
Từ các bài học đến từ nhiều CEO nổi tiếng, bạn sẽ khó để có thành công nếu bạn không đặt ra cho mình được một kế hoạch phải thực hiện trong tương lai gần. Đấy là ít nhất, vì bạn sẽ phải cân nhắc và chuẩn bị rất nhiều cho thành công. Kế hoạch thì không cần quá chi tiết, cái quan trọng của nó là mục tiêu của bạn; và bạn phải làm gì để đạt được nó.