Chúng ta không thể nào thuyết phục được người khác khi ta có hàng trăm lý lẽ nhưng lại mất đi khả năng vấn đáp hay có một sáng kiến lớn nhưng lại không biết cách trình bày. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra 5 kỹ năng mềm GenZ chúng mình nên trau dồi để chuẩn bị cho học tập, cũng như công việc sau này của mình
1/ Làm việc độc lập (work independent)
Làm việc độc lập không có nghĩa là bạn sẽ ôm việc hay gom việc để tự mình làm một mình. Làm việc độc lập ở đây chính là mình sẽ phải biết công việc nào là của mình và sẽ không phụ thuộc vào người khác khi làm việc.
Học cách làm việc độc lập sẽ rèn luyện thêm cho mình một tính cách cách không phụ thuộc vào ai. Ta không thể mong chờ ai giúp đỡ mình quá nhiều vì công việc là của mình những khác khác giúp mình được nhưng không có nghĩa là mình sẽ được đùn đẩy công việc đó cho họ.
Làm việc độc lập là khả năng tự xử lý công việc, tự lên mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, thu thập thông tin, chuẩn bị nguồn lực và triển khai thực hiện công việc. Làm việc độc lập không có nghĩa là làm việc một mình. Độc lập trong công việc ở đây là khả năng tự chủ và tự xử lý công việc của chính mình được giao. Những vẫn đảm bảo tiến độ trong công việc chung của cả nhóm.
2/ Teamwork
Teamwork không có ai học qua đại học mà chưa trải qua vấn đề này. Teamwork là cách mà bạn có thể sắp xếp và hoàn thành tiến độ trong công việc của cả nhóm sao cho ăn ý với nhau. Chúng ta trình bày những quan điểm của bản thân hay những gì mình thấy nó chưa đúng trong công việc cho cả nhóm những vẫn phải lắng nghe và tiếp thu những quan điểm khác của những thành viên còn lại để từ đó cả nhóm sẽ thống nhất và đưa ra phương án xử lý tốt nhất cho công việc.
Lợi ích của làm việc nhóm chính là chúng ta sẽ được nghe những phương pháp hay những cách thức làm việc mới của các thành viên khác nhau từ đó học hỏi và trợ giúp lẫn nhau. Khi làm việc nhóm ta không nên quá bảo thủ cho rằng ý kiến của mình là đúng vì đây là một tập thể ý kiến đưa ra phải được sự đồng thuận. Chúng ta có thể đưa ra ý kiến của mình nhưng cũng không được bác bỏ ý kiến của những người khác.
3/ Tư duy phản biện (critical thinking)
Tư duy phản biện là khả năng lập luận, suy nghĩ, phân tích về một vấn đề theo nhiều phương diện khác nhau để chọn ra một hay nhiều phương án tốt nhất. Nhiều người vẫn hay cho rằng phản biện sẽ là phê phán, chỉ trích hoặc phản bác lại 1 điều gì đó mà mình cho là đúng. Nhưng thực tế, tư duy phản biện sẽ giúp những vấn đề được nhìn nhận một cách rộng mở hơn và định hướng, xác định được vấn đề một cách chính xác, hiệu quả nhất.
4/ Giao tiếp (communication)
Giao tiếp chính là cách mình muốn truyền đạt thông điệp, ý muốn và suy nghĩ của mình cho người khác. Giao tiếp không đơn thuần chỉ là trò chuyện, mà đó là cách chúng ta lắng nghe, đặt câu hỏi và ứng xử khi giao tiếp. Kể cả body language cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận của đối phương khi giao tiếp.
“Communication is a key”, chắc chắn chúng mình sẽ nghe đâu đó về câu nói này. Giao tiếp là chìa khóa giải quyết hầu hết tất cả các vấn đề, chúng ta không thể cứ im lặng hay khi giao tiếp của bản thân chưa đúng mà muốn người khác hiểu mình.
5/ Quản lý thời gian (time management)
Quản lý thời gian đơn giản là kỹ năng quản lý thời gian cá nhân là việc sắp xếp, phân chia các công việc cần phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Sắp xếp và lập thời gian biểu cho công việc và cuộc sống sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa hơn về lượng thời gian một ngày mà không để bị dư ra hay quá ít thời gian để làm một công việc khác.